Danh mục

SKKN: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 9

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.98 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời gian qua, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. Với mục tiêu là hình thành cho học sinh phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức. Bài SKKN môn Địa lý 9, mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học Địa lý lớp 9 PHÒNG GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH TỔ: ĐỊA-HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC ĐỊA LÝ LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH GV: PHẠM NGỌC TRINH NĂM HỌC: 2013- 2014A. PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết giáo dục được coi là lĩnh vực quan trọng. Nó luôn đi trước sựphát triển của Đất nước, nên vấn đề chất lượng giáo dục hiện nay đã trở thành mối quan tâmhàng đầu của xã hội. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi Giáo viên phải có trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực sư phạm, có sự đổi mới trong phương pháp giảngdạy, có như vậy thì sản phẩm của quá trình dạy học mới đạt kết quả cao. Trong thời qua, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa đòi hỏi phải có sự đổimới phương pháp dạy và phương pháp học... với sách giáo khoa mới, trong quá trình dạyhọc giáo viên phải biết lựa chọn các hình thức để tổ chức, hướng dẫn học sinh theo nội dungcủa từng bài, còn học sinh phải nổ lực tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viêntrong quá trình học tập của mình. Với mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinhphương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và tạo cho bản thân một phương pháp học tậpphù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý những thông tin thu thập trong quá trình học tập.Muốn vậy, Giáo viên tích cực chủ động trong việc đổi mới phương pháp và đa dạng hóa cáchình thức dạy học để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả nhất. Chính vì những yêu cầu quan trọng trên, trong quá trình thực hiện giảng dạy trênlớp bản thân tôi đã: “ Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học mônĐịa lý 9”, phần công việc mà tôi được đảm nhận trong nhiều năm học qua, bước đầu đã cónhững kết quả nhất định.B. PHẦN NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong quá trình dạy học, việc nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề đượcquan tâm và đòi hỏi phải có sự nổ lực của Thầy và Trò. Trước hết để nâng cao chất lượnggiảng dạy đòi hỏi người thầy phải có năng lực sư phạm vững vàng bởi vì dạy học vừa mangtính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp,theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức. Việcnâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cần có nhữngphương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏitìm kiếm những tài liệu tham khảo có liên quan, để làm sao có thể truyền đạt những kiếnthức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu. Sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanhhay chậm sẽ liên quan đến chất lượng của việc học. Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức mộtcách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tậpcủa học sinh.II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:1. Thực trạng dạy học môn Địa lý ở trường THCS Vĩnh Thịnh Bản thân tôi là tổ trưởng, nhiều năm đảm nhận giảng dạy môn Địa lý lớp 9, quaquá trình giảng dạy trên lớp, tìm hiểu và trao đổi với một số đồng nghiệp, nên tôi đã rút ranhững ưu điểm, nhược điểm của việc giảng dạy môn Địa lý ở trường THCS Vĩnh Thịnhnhư sau: * Ưu điểm:Giáo viên: - Giáo viên nắm được phương pháp dạy học đặc trưng đối với môn Địa lý. Trongquá trình dạy đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung này, kết hợp tốt cácphương pháp trong các hoạt động dạy học, tổ chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động củatrò. - Đảm bảo kiến thức chính xác theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo tính hệthống giúp học sinh dễ học và dễ hiểu. - Sử dụng phương pháp và kết hợp các phương tiện dạy học hiện có phù hợp vớinội dung từng bài. - Tổ chức nhiều hình thức học tập thích hợp, điều khiển học sinh học tập tích cựcvà chủ động. Chú ý đến từng đối tượng học sinh, kèm cặp, giúp đỡ cho học sinh còn yếu,tiếp thu bài còn chậm.Học sinh: - Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là môn học phụ, nênđã dầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ, átlát, câu hỏi trắcnghiệm...). - Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khi chưa hiểu bài,chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà. Một số em tự nguyện tham gia vào đội tuyển họcsinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những giáo viên dạy môn Địa lý.* Nhược điểm: - Thường thì các tiết thao giảng, thanh tra kiểm tra thì có sự chuẩn bị chu đáo cả vềthời gian lẫn phương tiện dạy học nên giờ dạy đạt hiệu quả cao, còn một ít số tiết dạythường xuyên ở trường thì giáo viên chưa có sự đầu tư về thời gian nên hiệu quả còn hạnchế. - Do điều kiện cơ sở vật chất của trường nên có khi giáo viên còn dạy chay, chưađổi mới p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: