Danh mục

SKKN: Một vài giải pháp nâng cao tay nghề giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp ở trường THCS Tân Thiềng

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.75 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động dự giờ thăm lớp nhằm giúp người cán bộ quản lý nắm được việc thực hiện nội dung chương trình. Hoạt động dự giờ thăm lớp là cơ hội để giáo viên thể hiện và cũng là cơ hội để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Mời các bạn tham khảo bài SKKN này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Một vài giải pháp nâng cao tay nghề giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp ở trường THCS Tân Thiềng Một vài giải pháp nâng cao tay nghề giáo viên thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp ở trường THCS Tân Thiềng1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: quản lý giáo dục2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1 2.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hoạt động dự giờ thăm lớp là một trong những hoạt động chuyên môn ở nhàtrường, nhằm giúp người cán bộ quản lý nắm được việc thực hiện nội dung chương trình,chất lượng đổi mới giảng dạy, qua đó đánh giá được năng lực, sở trường và trình độchuyên môn của giáo viên, từ đó có kế hoạch phân công đội ngũ giáo viên một cách hiệuquả, hợp lý. Hoạt động dự giờ thăm lớp là cơ hội để giáo viên thể hiện và tự khẳng định nănglực của mình và cũng là cơ hội để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong những năm qua, do có sự điều chuyển giáo viên nên đội ngũ giáo viên nhàtrường không có tính ổn định, tay nghề giáo viên chưa đồng đều. Xuất phát từ thực trạngở đơn vị hiện nay, một số giáo viên lên lớp chỉ dạy sao cho truyền thụ hết kiến thức nộidung bài học, họ không quan tâm đến việc giáo dục nề nếp, tác phong, đạo đức cho họcsinh với lý do nội dung bài dạy nhiều. Một số giáo viên trẻ tuy có kiến thức chuyên mônvững vàng, nhạy bén, có kỹ năng sử dụng tin học để hỗ trợ cho công tác soạn giảngnhưng họ còn hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy, quản lý học sinh. Tiết dạy của nhữnggiáo viên này thường hay bị học sinh làm mất trật tự, thậm chí có khi bị học sinh vô lễ. Thực tế cho thấy giáo viên ít có nhu cầu dự giờ để học hỏi và tư vấn giúp đỡ đồngnghiệp, hoạt động dạy và dự giờ của giáo viên chỉ nhằm “mục đích” đủ số tiết chuẩn theoqui định của Thông tư 12. Phần lớn giáo viên còn chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồngnghiệp bởi tâm lý e ngại cho rằng đi dự giờ tức là đi kiểm tra tiết dạy của đồng nghiệp, họnghĩ rằng dự giờ thăm lớp là nhiệm vụ của Ban giám hiệu, của tổ trưởng, tổ phó chuyênmôn, trong khi lẽ ra dạy và dự giờ phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên. 2Đa số giáo viên đều không thích dự giờ vì nó tăng thêm áp lực cho họ, phải mất thời gianchuẩn bị, dạy mang tính trình diễn, đối phó, lại phải làm việc nhiều hơn; trong khi đóngười dự giờ chỉ dự cho có lệ, không nhận xét đánh giá hoặc đánh giá một cách chungchung. Người dạy không nhận được lời khuyên, không thấy được điểm mạnh, điểm yếucủa mình để phát huy hoặc khắc phục dẫn đến sự nhàm chán, lơ là trong giảng dạy. Sựkhó khăn trong hoạt động chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinhcủa các giáo viên đó luôn cần có sự giúp đỡ của đồng nghiệp, của người quản lý giáo dục. Vì vậy người cán bộ quản lý phải làm thế nào để tất cả giáo viên nhận ra rằng côngtác dự giờ thăm lớp không chỉ mang tính kiểm tra đánh giá mà quan trọng hơn nữa là sựtư vấn giúp đỡ lẫn nhau; người có kinh nghiệm giảng dạy phải tư vấn giúp đỡ cho ngườichưa có kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên trẻ phải học hỏi giáo viên giỏi, có nhiều kinhnghiệm trong giảng dạy. Tóm lại việc dự giờ thăm lớp hầu hết đối với giáo viên là một áp lực, đối với cánbộ quản lý không quán xuyến hết được nên còn mang nặng tính hành chính. 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:  Mục đích của giải pháp: Để tổ chức công tác dự giờ thăm lớp đạt được mục đích của nhà quản lý đồng thờingười dạy và dự giờ xem công tác này không những là nhiệm vụ mà còn là sự quan tâmgiúp đỡ của đồng nghiệp, của Ban Giám hiệu và cũng là một nhu cầu cần thiết để trao dồinăng lực chuyên môn và nâng cao tay nghề giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáodục.  Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: 3 Xuất phát từ tình hình đội ngũ thực tế, xây dựng giải pháp khả thi trong tổ chứcdạy và dự giờ mang lại hiệu quả cao để nâng cao chất lượng giáo dục ở đơn vị. Thăm dò giáo viên nắm được tâm tư nguyện vọng của họ, tạo cho đội ngũ tâm lýnhẹ nhàng trong hoạt động dạy và dự giờ. Tổ chức tốt việc tư vấn của người quản lý và giáo viên nòng cốt, qua đó thúc đẩyhoạt động dạy và dự giờ, từng bước nâng cao chất lượng tiết dạy, giáo dục đạo đức và rènkỹ năng sống cho học sinh. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: 1) Công tác chuẩn bị: a) Thăm dò giáo viên Người quản lý tiếp xúc giáo viên với các câu hỏi thăm dò: - Khi có người dự giờ thầy (cô) có thấy bị căng thẳng không? - Khi có người dự giờ thầy (cô) có chuẩn bị bài kỹ hơn các tiết khác không? - Thầy (cô) có muốn có người dự giờ mình không? - Thầy (cô) có muốn dự giờ giáo viên giỏi không? - Thầy (cô) có đồng ý dự giờ để giúp đồng nghiệp mình tiến bộ không? - Thầy (cô) có đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: