Danh mục

SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.32 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài SKKN Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPTSKKN 2010 - 2011 Đỗ Thị Bình - Hiệu trưởng THPT số 3 TP Lào Cai PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải coitrọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách nhất làtrong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại biểu củaĐảng Cộng sản Việt Nam. Tại đại hội Đảng lần thức VIII Đảng ta đã khẳng định – Giáodục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng và phát huy hiệuquả. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩysự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Đảng takhẳng định đầu tư cho con người là đầu tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và nhànước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung, giáodục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học, kỹ thuật,công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo củachúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng nhưkết luận của hội nghị Trung ương 6 khoá IX: Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựngnền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tínhquyết định để chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giớitrong thời đại hiện nay. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành giáo dục đã đạt được nhiềuthành tích hết sức to lớn và được đánh giá là: .. đã có bước phát triển mới, góp phầnchuẩn bị tiền để cho những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệpgiáo dục trong thế kỷ 21 vì mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa ( NQ TW 6 khoá IX ). Tuy nhiên cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập, yếu kém nhất định và một trongnhững vấn đề còn tồn tại đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địaphương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là công tácquản lý dạy học và đây cũng là nội dung cần cải tiến, đổi mới của trường THPT Số 3trong giai đoạn hiện nay. Trường THPT Số 3 là một trường ở thành phố Lào Cai mới được chuyển đổi môhình bán công sang công lập vì vậy vấn đề đặt ra là chất lượng dạy học đại trà, xét mộtcách thực chất là chưa cao. Để khắc phục nhược điểm đó, cần phải có nhiều giải phápđồng bộ, trong đó tăng cường quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là một giảipháp quan trọng và cần thiết. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý của bảnthân kết hợp những kiến thức khoa học quản lý đã được trang bị tôi trình bày đề tài: Mộtsố biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Số 3 ThànhPhố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích xây dựng sáng kiến kinh nghiệm này Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPTSố 3 Thành Phố Lào Cai 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc quản lý hoạt động dạyhọc ở trường THPT.SKKN 2010 - 2011 Đỗ Thị Bình - Hiệu trưởng THPT số 3 TP Lào Cai 3.2. Phân tích thực trạng quản lý quá trình dạy học ở trường THPT Số 3 ThànhPhố Lào Cai. 3.3. Một số biện pháp quản lý nhắm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPTSố 3 Thành Phố Lào Cai. PHẦN NỘI DUNG Chương I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên vàhọc sinh, dưới tác dụng chủ đạo ( tổ chức, điều khiển ) của giáo viên, học sinh tự giác,tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy họcđã được đặt ra. Sơ đồ hoạt động học như sau: THIẾT KẾ BÀI HỌC GIÁO VIÊN Công tác HỌC SINH - Chỉ đạo Giúp đỡ - Chủ động + Tổ chức + Tích cực + Điều khiển + Tự giác Phản ánh kết quả + Tự điều khiển Từng bước Quá trình dạy học có các nhiệm vụ cơ bản là: - Hình thành tri thức - Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức. - Hình thành thái độ, tính tích cực xã hội 1.2.2.Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm choquá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra,giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạyhọc đặt ra. 1.1.3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cở bản của hoạt động dạy học gồmcác công việc sau: a. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học b. Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học d. Tổ chức phong trào thi đua “dạy học, học tốt” e. Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao chấtlượng dạy học. 1.1.4. Người dạy và người học là hai thành tốt cơ bản của quá trình dạy học, trongđó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao chất lượngSKKN 2010 - 2011 Đỗ Thị Bình - Hiệu trưởng THPT số 3 TP Lào Caiquá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của độingũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: