Danh mục

Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.75 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Số hóa Dữ liệu trong Khảo sát Kiến trúc Di tích Kiến trúc Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam" là một nỗ lực quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang tồn tại hơn 185 di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng theo các cấp độ khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024) SỐ HÓA DỮ LIỆU TRONG KHẢO SÁT KIẾN TRÚC DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM Trần Trung Hiếu, Vũ Thị Minh Hạnh*, Phùng Hoàng Hải Bằng, Võ Nguyễn Nhật An, Thái Bình Vương Quốc Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh *Email: hanhmnh82@gmail.com Ngày nhận bài: 21/4/2024; ngày hoàn thành phản biện: 26/6/2024; ngày duyệt đăng: 24/7/2024 TÓM TẮT Đề tài Số hóa Dữ liệu trong Khảo sát Kiến trúc Di tích Kiến trúc Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam là một nỗ lực quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện tại của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đang tồn tại hơn 185 di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng theo các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trong số các công trình này đang đối mặt với nguy cơ mai một do tình trạng xuống cấp, thiếu bảo dưỡng và áp lực từ quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Việc số hóa dữ liệu về các di tích này không chỉ giúp ghi lại và bảo tồn vẻ đẹp và giá trị văn hóa của thành phố, mà còn là một bước quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các biện pháp bảo vệ và phục hồi cho những công trình kiến trúc đang bị đe dọa. Bằng cách thu thập dữ liệu chi tiết và số hóa các di tích này, các nhà nghiên cứu và các cơ quan chính quyền có thể tạo ra các chiến lược bảo tồn hiệu quả, đồng thời tăng cường ý thức và sự quan tâm của cộng đồng đối với việc bảo vệ di sản kiến trúc. Từ khóa: Số hóa, dữ liệu, bảo tồn và phát huy.1. MỞ ĐẦU1.1 . Lý do nghiên cứu “Ở Việt Nam, di tích lịch sử đại diện cho quá khứ và văn hóa của dân tộc. Tuynhiên, thời gian, hoàn cảnh sống và quá trình hội nhập đã tác động đến văn hóa truyềnthống. Đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra thách thức cho việc bảo tồndi tích. Các công trình kiến trúc cổ, có tuổi đời hàng trăm hoặc hàng nghìn năm, dễ bịhư hỏng do thời tiết khắc nghiệt và hoạt động đô thị hóa. Bảo tồn di sản kiến trúckhông chỉ duy trì giá trị văn hóa, mà còn góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu 75Số hóa dữ liệu trong khảo sát kiến trúc di tích kiến trúc nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Namquả lâu dài trong việc tu bổ, tôn tạo và bảo tồn các công trình kiến trúc đang trở thànhnhiệm vụ cấp thiết.” Phương pháp khảo sát kiến trúc truyền thống thường đòi hỏi nhiều thời gianvà công sức. Sử dụng các thiết bị đo đạc như thước kéo, máy toàn đạc, và các phươngpháp khác có thể phát sinh sai số lớn hoặc không phản ánh tốt các đối tượng kiến trúccó bề mặt phức tạp. Với phương pháp truyền thống khó tạo ra mô hình 3D chính xáctừ dữ liệu thu thập được một cách dễ dàng, nhanh chóng. Công nghệ Scan 3D đo đạcvà chụp ảnh số hóa mang lại độ chính xác cao và tăng hiệu suất làm việc, quá trìnhkhảo sát nhanh chóng giảm thiểu được lượng thời gian đáng kể. Công nghệ Scan 3Dcho phép tạo ra các mô hình 3D kỹ thuật số chính xác từ các đối tượng trong thế giớithực. Đồng thời lưu trữ, tạo ra được các nguồn dữ liệu số được lâu dài và sử dụng chonhiều mục đích.1.2 . Mục tiêu nghiên cứu Scan 3D di tích giúp người dùng có thể trải nghiệm di tích như thể họ đang ởđó, dù thực tế họ đang ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này đặc biệt hữu ích cho nhữngngười không thể đến thăm di tích trực tiếp vì lý do sức khỏe, địa lý hoặc tài chính. Cácmô hình 3D cho phép người dùng phóng to, thu nhỏ và xoay mô hình di tích để xemcác chi tiết mà họ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này giúp họ hiểu rõ hơnvề kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử của di tích. Tạo dữ liệu cho công tác phục hồi: Dữ liệu số cung cấp thông tin chính xác vàchi tiết để hỗ trợ công tác phục dựng các di tích bị hư hại hoặc phá hủy, đồng thời giúptheo dõi tình trạng của di tích và phát hiện sớm các dấu hiệu hư hại. Phương pháp khảo sát và số hóa dữ liệu về các công trình kiến trúc di tíchkhông chỉ là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, và thẩm mỹ mà đồng thờitạo ra một nguồn dữ liệu số phục vụ cho các công tác nghiên cứu, giáo dục, du lịch,văn hóa . Các dữ liệu số có thể giúp tái hiện, mô phỏng, và trải nghiệm các công trìnhkiến trúc di tích một cách trực quan, sinh động, và chân thực, cũng như giúp lưu giữ,truyền tải và tạo ra nguồn dữ liệu số phục vụ cho các công tác nghiên cứu, trùng tu,hay quảng bá các giá trị thẩm mỹ về các công trình. Đồng thời nâng cao nhận thức củacộng đồng về tầm quan trọng của di sản kiến trúc góp phần bảo vệ và bảo tồn di sản. 76TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 25, Số 1D (2024)2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 . Các phương pháp hiện nay đang thực hiện2.1.1. Tính thủ công trong thao tác Bảng 1. Phương pháp khảo sát truyền thốngPhương pháp khảo sát Mô tả Công cụ/Thiết bịKhảo sát trực tiếp tại hiện Quan sát bằng mắt thường và ghi Bút, thước, giấy.trường. chép thông tin quan sát bằng sơ đồ, bản vẽ.Khảo sát bằng dụng cụ. Đo đạc với thước kéo, mức nước, Thước kéo, Mức nước, thước đo laser kỹ thuật số. Thước đo laser.Khảo sát bằng công nghệ. Chụp ảnh và sử dụng máy ảnh đo Máy ảnh, Máy ảnh đo xa. xa.2.1.2. Cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: