Truyện không rõ xuất xứ. Chỉ biết từ lâu đã được truyền tụng trong dân gian, nhiều người kể, nhiều người nghe. Nội dung không khác nhau mấy, duy tên người, tên địa phương và nhất là phần cuối truyện thì tùy theo tâm trạng người kể, mỗi người kết một khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số Phận Lũ Sáo Nhà Số Phận Lũ Sáo NhàTruyện không rõ xuất xứ. Chỉ biết từ lâu đã được truyền tụng trong dân gian, nhiều ngườikể, nhiều người nghe. Nội dung không khác nhau mấy, duy tên người, tên địa phương vànhất là phần cuối truyện thì tùy theo tâm trạng người kể, mỗi người kết một khác.Có người gọi tên nhân vật là Trương, sống cuối đời tiền Lê, có người gọi Trấn hay PhạmTrân, người đời Trần hoặc cuối đời Trịnh Nguyễn.Còn sự khác nhau ở phần kết thì có người kể rằng, khi chán ngán lũ sáo, Trương đã mởlồng thả cả ra và bỏ nhà vào núi tu tiên rồi mất tích hẳn. Có người lại nói trước khi bỏ đi,Trương đã nổi giận, bẻ cổ vặt lông tất thảy, chén một bữa no say. Người khác lại kể...Như vậy, về đoạn kết này, tuy mỗi người một khác, nhưng chung cục ta thấy nhân vật cóhai thái độ. Một là Trương bỏ mặc lũ sáo yêu quí, sau bao nhiêu năm mớm mồi, dạy lờiphỉnh nịnh mình, bỏ đi vô trách nhiệm. Hai là, trong cơn phẫn nộ đã có hành động tàn ácđối với lũ chim.Truyện tôi được nghe, đoạn kết có phần tế nhị hơn, nhưng tựu trung, lũ sáo vẫn khôngthoát khỏi số phận bi thảm dành cho chúng.Tôi đem kết truyện này kể lại với một nhà phê bình văn học. Ông cho rằng cả hai cáchkết truyện có tính thống nhất. Bởi vì, dù sao lũ sáo nhà ấy cũng không thể tránh khỏi sốphận tương tự. Chỉ khác là, một đằng sự bi thảm đến chầm chậm, đằng kia thì giángxuống ngay. Và ông rất tâm đắc với lối kết truyện.- Anh không nghĩ như thế là logic à? Ông hỏi tôi. Thử hỏi lũ sáo lồng còn dùng làm gìđược nữa chứ, sau bấy nhiêu năm được nuôi nấng để nói rặt tiếng người? Chim mà khôngbay bằng đôi cánh được, không tự kiếm ăn được. Chim không hót tiếng chim, lại nóitiếng người, mà giọng lưỡi rặt những điều người ta mớm cho, không hiểu tí gì. Như vậychúng có còn là chim nữa không? Cũng như người mà không nói tiếng người, chỉ biếtrống thôi chả hạn – theo tiếng của loài khác – không suy nghĩ bằng trí óc của mình, chỉsuy nghĩ, nói theo sự dạy bảo của loài khác, thì theo anh, hạng đó có còn gọi là ngườiđược nữa không? Và họ còn có thể dùng được vào việc gì?Nghe ông hùng hồn phân tích, tôi cũng thấy nao lòng, nhưng sợ nặng cảm tính chăng?Ngại ông phiền lòng nên tôi chỉ ậm ừ.Có lẽ tôi đã hơi dông dài. E chừng dông dài hơn câu chuyện nhạt tôi sắp kể hầu quí vị.Xin được muôn vàn lượng thứ.Sau đây là câu chuyện tôi được nghe từ người kể chuyện trong một phiên chợ. Chuyệndân gian thường không có tựa đề. “Số phận lũ sáo nhà” là do tôi đặt cho dễ nhớ. Câuchuyện giản dị kể về một người tên Trương, có chút cá tính đặc biệt. Và hành động cuốiđời là do anh nhận ra sai lầm, hay anh ta hối hận thì chỉ mình anh biết. Lũ sáo chỉ lànhững nạn nhân đáng thương.Trương là nho sinh, con một gia đình khá giả nổi tiếng về đường khoa cử cuối đời tiềnLê. Riêng Trương tư chất không thông minh lắm, chỉ được cái nhớ dai, nói lại như vẹt,không hiểu ý tứ. Trương hợm mình, cố chấp, cho rằng chỉ mình là tài giỏi, cả làng,huyện, Trương không coi ai ra gì, kể cả thầy cũ. Trương hay lên mặt chỉ vẽ người kháclàm việc này việc nọ theo ý mình, cho mình là nhất, nhưng công việc làm đâu hỏng đấy.Lúc đầu có người chơi, sau lần hồi xa lánh, không ai lui tới, ngoại trừ một số người phỉnhnịnh cốt để được Trương ban bố chút ít quyền lợi. Trương không lấy thế làm phiền.Để giải khuây, lúc ngoài ba mươi, Trương nuôi chim. Vốn gia đình giàu có, nhiều tiềncủa để lại, Trương bỏ ra mua chim về nuôi trong những chiếc lồng chạm trổ cầu kỳ nhưmột cung điện thu nhỏ. Một vườn chim có đến mấy ngàn con, không thiếu giống chimquý nào. Đặc biệt, Trương yêu nhất chim sáo, được nuôi ở một khu vực riêng, gần thưphòng, có đến hàng trăm, được Trương cho ăn theo tiêu chuẩn đặc biệt: ớt cay, cào cào,châu chấu và cả thịt bò nữa. Trương chăm sóc rất chu đáo. Mỗi lồng đều có màn hoa chetránh gió lạnh về đêm.Khi sáo vừa lớn, Trương lột lưỡi, dạy nói tiếng người. Nhờ lột lưỡi nhiều, lũ sáo nói tiếngngười chuẩn không chê vào đâu được, mà âm điệu thì giống Trương in hệt, không trông,lầm là tiếng Trương.Mỗi con sáo Trương đặt cho một chức quan. Nào là con Tể Tướng, con Thượng Thư, conĐại Nguyên soái... Có nhiều Tể Tướng, Thượng Thư, Nguyên soái, tính hết cả bầy sáo,các chức quan đủ để thiết lập hàng mấy chục triều đình, do một mình Trương lãnh đạo.- Như vậy anh có thấy Trương tự coi mình là gì không? Đột nhiên người kể chuyện kềmặt sát vào mặt tôi, hỏi như nạt. Và không chờ tôi trả lời, bác ta nói luôn: “Là Đại đạihoàng đế. Phải không nào?”. Rồi bác khoái trá, vỗ đùi cười nghiêng ngã.Bác kể tiếp:- Thế là Đại hoàng đế Trương có một lũ bề tôi. Mỗi bề tôi, Trương dạy một số câu chữnhất định hoặc những bài thơ của Trương. Kể ra đây đến... chiều cũng chưa hết, e làmông anh mất thì giờ. Vậy chỉ xin nói gọn lại, còn thì anh bạn có thể dễ dàng nghĩ thêm.Tất cả nội dung các câu, các bài thơ đó gồm những lời tung hô vạn tuế Trương, từ tài thơvăn đến võ nghệ, đức hạnh. Thơ văn thì trác tuyệt, võ nghệ thì cao cườ ...