So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong Hiến pháp Trung Quốc và hiến pháp một số nước Đông Nam Á – Những kinh nghiệm có thể tiếp thu
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 231.85 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
So sánh Khác với nhóm quốc gia Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi mà các nguyên tắc về dân chủ và nhà nước pháp quyền được chấp nhận và thực thi đầy đủ trên thực tiễn và có sự tương đồng cao về chính trị, thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lại có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị, quan niệm về dân chủ, nhà nước pháp quyền, kể cả về chức năng, bản chất của hiến pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong Hiến pháp Trung Quốc và hiến pháp một số nước Đông Nam Á – Những kinh nghiệm có thể tiếp thu So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong Hiến pháp Trung Quốc và hiến pháp một số nước Đông Nam Á – Những kinh nghiệm có thể tiếp thu 1. So sánh Khác với nhóm quốc gia Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi mà các nguyên tắc về dân chủ và nhà nước pháp quyền được chấp nhận và thực thi đầy đủ trên thực tiễn và có sự tương đồng cao về chính trị, thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lại có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị, quan niệm về dân chủ, nhà nước pháp quyền, kể cả về chức năng, bản chất của hiến pháp. Do sự khác biệt này dẫn đến các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ trong Hiến pháp Trung Quốc 1982 và hiến pháp một số nước Đông Nam Á khác biệt nhau khá lớn. Nhà nước cai trị và nhà nước phục vụ Do ảnh hưởng bởi quan niệm triết học “nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp không thể dung hòa được nữa, công cụ bạo lực của giai cấp này đối với giai cấp khác1[1]”. Nên Lời nói đầu của Hiến pháp Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định nhà nước Trung Quốc là “nhà nước chuyên chính vô sản)”2[2]. Với cách quan niệm này thì nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng cai trị giống như chức năng cai trị của nhà nước phong kiến hàng ngàn năm trước, chỉ khác ở chỗ là nhà nước phong kiến phục vụ giai cấp phong kiến, còn nhà nước Trung Quốc hiện nay phục vụ giai cấp vô sản. Khi quan niệm nhà nước sinh ra là để cai trị, thì sẽ dẫn đến tiếp cận vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa học trước hết là vấn đề “quản lý nhà nước đối với văn hóa, giáo dục, khoa học”, để bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản, chứ không tiếp cận văn hóa, giáo dục, khoa học là một quyền cơ bản của công dân. Ngược lại với quan niệm trên về nhà nước thì hiến pháp các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philipines coi nhà nước sinh ra sau con người và do tất cả thành viên trong xã hội lập ra để phục vụ chính mình, nên nhà nước có chức năng phục vụ. Do các bản hiến pháp này quan niệm nhà nước là của dân, do dân, vì dân chứ không phải là của giai cấp, do giai cấp, vì giai cấp như Hiến pháp Trung Quốc. Và khi nhà nước là của dân, do dân và vì dân hay nói cách khác nhà nước là của toàn bộ xã hội thì văn hóa, giáo dục, khoa học không có chức năng nhằm bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của một nhóm người nào cả, mà thay vào đó là bảo vệ quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học của tất cả các thành viên và phục vụ nhu cầu văn hóa, giáo dục của công dân trên cơ sở công dân trả tiền thuế. Chính vì quan niệm này, nên hiến pháp các nước ASEAN tiếp cận các vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa học chủ yếu với tư cách là các quyền cơ bản của công dân, chứ không tiếp cận với mục tiêu áp đặt tư tưởng, để bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của thế lực cầm quyền. Pháp luật tự nhiên và pháp luật thực chứng: quyền của công dân và quyền của nhà nước cái nào có trước? Người Trung Quốc xây dựng hiến pháp dựa trên chủ nghĩa pháp luật thực chứng. Pháp luật thực chứng với mệnh đề điển hình: “Luật là luật, mệnh lệnh là mệnh lệnh, bất chấp nội dung của nó thế nào” 3[3]. Theo quan niệm của chủ nghĩa pháp luật thực chứng thì quyền của công dân có được là do nhà nước trao cho, hay nói cách khác nhà nước là người đóng vai trò ban phát quyền cho công dân. Còn quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đâu? Họ quan niệm quyền lực nhà nước bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giai cấp4[4] và bạo lực cách mạng; quyền lực gắn liền với sức mạnh và chỉ sức mạnh, không nhất thiết phải có tính chính đáng (legitimation). Chủ nghĩa pháp luật thực chứng được học giả biết đến với câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông5[5]: quyền lực hình thành từ nòng đại bác. Tư duy của chủ nghĩa pháp luật thực chứng thể hiện rõ nhất tại Điều 43, 44, 45, 46 Hiến pháp Trung Quốc 1982, khi quy định về quyền của công dân theo công thức “nhà nước quy định”, “nhà nước bảo đảm”, “nhà nước phát triển”6[6]. Cũng chính vì quan niệm này, mà thực tiễn pháp luật ở Trung Quốc cho thấy, phạm vi quyền tự do mà công dân được hưởng trên thực tế sẽ được cân nhắc trong mối quan hệ lợi ích nhà nước – công dân, chứ không chú trọng quan hệ công dân – công dân. Và hệ quả của đặt trọng tâm của việc cân nhắc vào lợi ích nhà nước, là một vấn đề nào đó khó quản lý thì cách đơn giản nhất là “cấm”. Ngược lại với Hiến pháp Trung Quốc, hiến pháp các nước Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan xuất phát từ quan niệm về pháp luật tự nhiên để đi đến quan niệm hiến pháp là bản khế ước xã hội. Và thông qua khế ước xã hội này, nhân dân trao quyền cho nhà nước. Hay nói cách khác, những quyền mà nhà nước có là do dân ủy cho. Quyền cơ bản của công dân trong hiến pháp không phải là quà tặng của nhà nước trao cho nhân dân, mà là quyền tự nhiên vốn có của nhân dân, và nhân dân quyết định giữ lại hoàn toàn mang tính bất khả xâm phạm hoặc trao cho nhà nước quyền hạn chế một vài quyền tự do cơ bản trong những điều kiện và theo những nguyên tắc mà hiến pháp đã ấn định. Khi cân nhắc hạn chế hay chi tiết hóa các quyền cơ bản của công dân, các nhà lập pháp, lập quy phải cân nhắc việc hạn chế quyền tự do trước hết là trong mối quan hệ công dân – công dân, giữa quyền tự do của người này với quyền tự do của người khác, giữa hai quyền tự do mang tính loại trừ và trong một trường hợp cụ thể thì cần phải ưu tiên quyền tự do nào trước quyền tự do này7[7]. Và tất cả sự cân nhắc này là vì quyền tự do của công dân, nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do của công dân tốt hơn, chứ không phải vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản lý nhà nước. Điều này thể hiện ra trong kỹ thuật soạn thảo hiến pháp các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia thường đặt ra các nguyên tắc chặt chẽ đối với các nhà lập pháp trong quá trình ban hành các quy định hạn chế hoặc chi tiết hóa các quyền tự do cơ bản của công dân, đặc biệt hạn chế sự tùy tiện của nhà nước trong vấn đề này8[8]. Cũng chính vì quan niệm về quyền tự nhiê ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong Hiến pháp Trung Quốc và hiến pháp một số nước Đông Nam Á – Những kinh nghiệm có thể tiếp thu So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong Hiến pháp Trung Quốc và hiến pháp một số nước Đông Nam Á – Những kinh nghiệm có thể tiếp thu 1. So sánh Khác với nhóm quốc gia Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi mà các nguyên tắc về dân chủ và nhà nước pháp quyền được chấp nhận và thực thi đầy đủ trên thực tiễn và có sự tương đồng cao về chính trị, thì Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lại có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị, quan niệm về dân chủ, nhà nước pháp quyền, kể cả về chức năng, bản chất của hiến pháp. Do sự khác biệt này dẫn đến các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ trong Hiến pháp Trung Quốc 1982 và hiến pháp một số nước Đông Nam Á khác biệt nhau khá lớn. Nhà nước cai trị và nhà nước phục vụ Do ảnh hưởng bởi quan niệm triết học “nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp không thể dung hòa được nữa, công cụ bạo lực của giai cấp này đối với giai cấp khác1[1]”. Nên Lời nói đầu của Hiến pháp Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định nhà nước Trung Quốc là “nhà nước chuyên chính vô sản)”2[2]. Với cách quan niệm này thì nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng cai trị giống như chức năng cai trị của nhà nước phong kiến hàng ngàn năm trước, chỉ khác ở chỗ là nhà nước phong kiến phục vụ giai cấp phong kiến, còn nhà nước Trung Quốc hiện nay phục vụ giai cấp vô sản. Khi quan niệm nhà nước sinh ra là để cai trị, thì sẽ dẫn đến tiếp cận vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa học trước hết là vấn đề “quản lý nhà nước đối với văn hóa, giáo dục, khoa học”, để bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản, chứ không tiếp cận văn hóa, giáo dục, khoa học là một quyền cơ bản của công dân. Ngược lại với quan niệm trên về nhà nước thì hiến pháp các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philipines coi nhà nước sinh ra sau con người và do tất cả thành viên trong xã hội lập ra để phục vụ chính mình, nên nhà nước có chức năng phục vụ. Do các bản hiến pháp này quan niệm nhà nước là của dân, do dân, vì dân chứ không phải là của giai cấp, do giai cấp, vì giai cấp như Hiến pháp Trung Quốc. Và khi nhà nước là của dân, do dân và vì dân hay nói cách khác nhà nước là của toàn bộ xã hội thì văn hóa, giáo dục, khoa học không có chức năng nhằm bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của một nhóm người nào cả, mà thay vào đó là bảo vệ quyền về văn hóa, giáo dục, khoa học của tất cả các thành viên và phục vụ nhu cầu văn hóa, giáo dục của công dân trên cơ sở công dân trả tiền thuế. Chính vì quan niệm này, nên hiến pháp các nước ASEAN tiếp cận các vấn đề văn hóa, giáo dục, khoa học chủ yếu với tư cách là các quyền cơ bản của công dân, chứ không tiếp cận với mục tiêu áp đặt tư tưởng, để bảo đảm sự thống trị về mặt tư tưởng của thế lực cầm quyền. Pháp luật tự nhiên và pháp luật thực chứng: quyền của công dân và quyền của nhà nước cái nào có trước? Người Trung Quốc xây dựng hiến pháp dựa trên chủ nghĩa pháp luật thực chứng. Pháp luật thực chứng với mệnh đề điển hình: “Luật là luật, mệnh lệnh là mệnh lệnh, bất chấp nội dung của nó thế nào” 3[3]. Theo quan niệm của chủ nghĩa pháp luật thực chứng thì quyền của công dân có được là do nhà nước trao cho, hay nói cách khác nhà nước là người đóng vai trò ban phát quyền cho công dân. Còn quyền lực nhà nước bắt nguồn từ đâu? Họ quan niệm quyền lực nhà nước bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giai cấp4[4] và bạo lực cách mạng; quyền lực gắn liền với sức mạnh và chỉ sức mạnh, không nhất thiết phải có tính chính đáng (legitimation). Chủ nghĩa pháp luật thực chứng được học giả biết đến với câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông5[5]: quyền lực hình thành từ nòng đại bác. Tư duy của chủ nghĩa pháp luật thực chứng thể hiện rõ nhất tại Điều 43, 44, 45, 46 Hiến pháp Trung Quốc 1982, khi quy định về quyền của công dân theo công thức “nhà nước quy định”, “nhà nước bảo đảm”, “nhà nước phát triển”6[6]. Cũng chính vì quan niệm này, mà thực tiễn pháp luật ở Trung Quốc cho thấy, phạm vi quyền tự do mà công dân được hưởng trên thực tế sẽ được cân nhắc trong mối quan hệ lợi ích nhà nước – công dân, chứ không chú trọng quan hệ công dân – công dân. Và hệ quả của đặt trọng tâm của việc cân nhắc vào lợi ích nhà nước, là một vấn đề nào đó khó quản lý thì cách đơn giản nhất là “cấm”. Ngược lại với Hiến pháp Trung Quốc, hiến pháp các nước Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan xuất phát từ quan niệm về pháp luật tự nhiên để đi đến quan niệm hiến pháp là bản khế ước xã hội. Và thông qua khế ước xã hội này, nhân dân trao quyền cho nhà nước. Hay nói cách khác, những quyền mà nhà nước có là do dân ủy cho. Quyền cơ bản của công dân trong hiến pháp không phải là quà tặng của nhà nước trao cho nhân dân, mà là quyền tự nhiên vốn có của nhân dân, và nhân dân quyết định giữ lại hoàn toàn mang tính bất khả xâm phạm hoặc trao cho nhà nước quyền hạn chế một vài quyền tự do cơ bản trong những điều kiện và theo những nguyên tắc mà hiến pháp đã ấn định. Khi cân nhắc hạn chế hay chi tiết hóa các quyền cơ bản của công dân, các nhà lập pháp, lập quy phải cân nhắc việc hạn chế quyền tự do trước hết là trong mối quan hệ công dân – công dân, giữa quyền tự do của người này với quyền tự do của người khác, giữa hai quyền tự do mang tính loại trừ và trong một trường hợp cụ thể thì cần phải ưu tiên quyền tự do nào trước quyền tự do này7[7]. Và tất cả sự cân nhắc này là vì quyền tự do của công dân, nhằm mục đích bảo đảm quyền tự do của công dân tốt hơn, chứ không phải vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản lý nhà nước. Điều này thể hiện ra trong kỹ thuật soạn thảo hiến pháp các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia thường đặt ra các nguyên tắc chặt chẽ đối với các nhà lập pháp trong quá trình ban hành các quy định hạn chế hoặc chi tiết hóa các quyền tự do cơ bản của công dân, đặc biệt hạn chế sự tùy tiện của nhà nước trong vấn đề này8[8]. Cũng chính vì quan niệm về quyền tự nhiê ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiến pháp Trung Quốc Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0