Bài viết trình bày việc so sánh các từ chỉ mức độ màu sắc trong tiếng Nhật và tiếng Việt; các từ chỉ mức độ màu trắng; các từ chỉ mức độ màu đen; Các từ chỉ mức độ màu xanh; Các từ chỉ mức độ màu đỏ; Các từ chỉ mức độ màu vàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh các từ chỉ mức độ màu sắc trong tiếng Nhật và tiếng Việt
SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ MỨC ĐỘ MÀU SẮC TRONG TIẾNG NHẬT VÀ
TIẾNG VIỆT
Trần Hữu Nhẩn, Mai Ngọc Trúc Phƣơng, Phạm Thu Sƣơng,
Trần Ngọc Điệp, Hoàng Lê Diễm Quỳnh
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Màu sắc có ở khắp nơi trên thế giới, gắn liền với sự hiện hữu của bao sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
kể cả ở Việt Nam và Nhật Bản nói riêng Điều đặc biệt thú vị là trong tiếng Việt chúng ta và cả tiếng Nhật
cũng có nhiều sự tương đồng về từng mức độ màu sắc. Và cả sự phong phú đối lập trong cách biểu thị
về mức độ màu thông qua ngôn ngữ giữa hai đất nước. Tiếng Việt đa dạng với bao la vốn từ để biểu thị
về các cấp độ màu còn tiếng Nhật thì sao? Với chút vốn kiến thức được trau dồi và tinh thần nhiệt huyết,
nhóm sinh viên chúng tôi sẽ hướng cho các bạn đọc hiểu biết nhiều hơn về từ chỉ mức độ màu sắc trong
tiếng Nhật (tên gọi: “色”: iro) và tiếng Việt bằng những sự so sánh và đối chiếu cụ thể và chi tiết.
Từ khóa: Màu sắc, màu sắc trong tiếng Nhật, màu sắc trong tiếng Việt, so sánh từ chỉ mức độ màu sắc,
từ chỉ mức độ màu sắc.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Màu sắc là một thuộc tính của vật thể, tồn tại một cách khách quan trong thế giới vật chất mà thị giác con
người có thể nhận biết được. Sự vật có màu sắc khác nhau là do chúng có tần số ánh sáng khác nhau,
còn sắc tức là trạng thái màu của sự vật, mỗi màu có sắc thái riêng.
Từ chỉ màu sắc là từ ngữ chỉ màu sắc là những từ có tính chất miêu tả sự vật hiện tượng mang màu hoặc
là cách gọi tên màu sắc của sự vật trong sự so sánh với sự vật hiện tượng khác. Từ ngữ miêu tả màu vì
thế được xem là không mang tính võ đoán và có thể giải thích lý do. Nhóm từ ngữ này ngoài những tính
từ chỉ màu sắc còn có những từ loại như danh từ, thành ngữ chỉ màu sắc.
Từ chỉ mức độ màu sắc là từ ngữ chỉ mức độ màu sắc là những từ ngữ được mở rộng, phát sinh từ các
từ ngữ chỉ màu cơ bản. Mỗi màu cơ bản được mở rộng theo các hướng khác nhau để phản ánh các dạng
cũng như các gam bậc khác nhau của màu cơ bản đó Một màu cơ bản có thể có hàng chục màu phụ
kèm theo. Trong tiếng Việt, có thể chia ra các từ chỉ màu sắc cơ sở, từ chỉ màu sắc phát sinh, từ chỉ màu
sắc cụ thể Trên cơ sở từ chỉ màu sắc cơ bản, người Việt thêm yếu tố phụ để tạo ra cụm từ chỉ màu sắc
kết hợp với nhau theo kiểu quan hệ chính phụ, đẳng lập.
2. SO SÁNH CÁC TỪ CHỈ MỨC ĐỘ MÀU SẮC TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
2.1 Các từ chỉ mức độ màu Đen
墨色 (sumi-iro) – đen mực: Màu đen mực, ở cả trong tiếng nhật lẫn tiếng việt đều có ngh a là màu đen
tựa như màu mực dùng để viết. Mức độ màu này thường được dùng để biểu thị trạng thái của sự vật,
hiện tượng. Ví dụ: 墨で描かれた (Được vẽ bằng màu mực đen ); Trời tối đen như mực. Tuy nhiên, trong
tiếng Việt màu đen mực còn được dùng để ám chỉ việc cân nhắc chọn bạn để chơi như có trong câu tục
ngữ: “ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng; “朱に交われば赤くなる “ (dịch sát: cho những vật có màu khác
vào màu đỏ thì vật đó cũng sẽ trở thành màu đỏ).
920
濡れ羽色 (nureba-iro) – màu lông ướt, màu cánh quạ. Trong tiếng nhật còn có màu烏羽色 (karasuba-iro)
với ý ngh a tương tự màu 濡れ羽色(màu đen cánh quạ .Ví dụ: 濡羽色(ヌレバイロ)の髪はすっきりとした
銀杏返しに。Trong tiếng Việt, màu tương ứng với mức độ này là màu đen huyền, đen nhánh Nó cũng là
màu đen có vẻ sáng bóng, trông như ướt. Vì vậy cũng được dùng để miêu tả tóc hay mắt. Ví dụ: “ Ba
thương mái tóc đen huyền/Bốn thương má lúm đồng tiền xinh sao ”( Trích Thơ LỤC BÁT MƯỜI
THƯ NG).
黒黒 / 黒々 (kuroguro) – đen thẫm: Ở Nhật Bản và Việt Nam, màu này được sử dụng nhiều nhưng ở Việt
Nam thường xuất hiện trong văn nói với cách đọc là “đen thui” “hay” “đen thủi đen thui” Nó mang ngh a
là 1 màu đen đậm, thường dùng để miêu tả, nhấn mạnh các trạng thái, hình dáng, tính chất của sự vật,
hiện tượng. Ví dụ: 'Cô kia đen thủi đen thui, Phấn đánh vô hồi, đen vẫn hoàn đen ' (Ca dao); 地平線の黒
々とした雲 (mây đã chuyển đen ở phía chân trời).
真っ黒 / 真黒 (makkuro) – đen đậm: Đây là màu có mức độ đen nhất, mức độ màu này gần giống với黒黒
/ 黒々. Ví dụ: 雲が真っ黒 ( Mây đen kịt); “bóng đèn bị bụi bám đen sì”
焼け野の鴉 (yakenonokarasu): Màu này được hiểu là đen hơn cả đen, tức chỉ mức độ cực kỳ đen Trong
tiếng Việt cũng xuất hiện hiện cụm từ này với cùng ý ngh a, nhưng người Việt ít dùng, đôi khi chỉ xuất
hiện trong văn nói “đen hơn màu đen”
Trường hợp đặc biệt: Trong tiếng Nhật và tiếng Việt, màu đen không chỉ dùng để chỉ màu sắc mà được
chuyển ngh a, mang ý ngh a biểu trưng là đen đủi, kém may mắn, hay bất hợp pháp. Ví dụ: 闇商人
(yamishōnin) – người buôn bán chợ đen: chỉ những người làm ăn bất hợp pháp; đỏ tình đen bạc: chỉ tình
trạng may mắn trong tình yêu nhưng lại xui rủi trong cờ bạc.
Đặc biệt, trong tiếng nhật còn có từ 珍中の珍 (chinchū no chin) hiểu sát ngh a là “Thiên nga đen”, nhưng
vì Thiên Nga đen là loài hiếm gặp nên cụm từ này được dùng để chỉ sự hiếm có. Ví dụ: 非常に珍しい中央
アメリカ産の鳥 (Loài chim Trung Mỹ rất quý hiếm). Ngoài ra, trong Tiếng Việt, khi gọi tên những con vật
có màu đen hoàn toàn, thì màu đen chuyển thành danh từ khác. Ví dụ: Ngựa đen là 'ngựa ô', Chó đen là
'chó mực”, Mèo đen là 'mèo mun', Gỗ đen cũng là 'gỗ mun', dế đen là “dế than”, gà đen là “gà quạ”. Hơn
nữa, màu đen trong tiếng Việt còn có các từ chỉ mức độ như “đen đúa”, “đen nhẻm” “đen giòn” với ý ngh a
là miêu tả làn da người.
2.2 Các từ chỉ mức độ màu Trắng
白紙 (hakushi) – trắng như giấy: Trong tiếng Nhật và tiếng Việt, đều mang mức độ là màu trắng tinh, trắng
như tờ giấy. Ví dụ: 白紙の答案 (nộp giấy trắng); trắng như giấy Hơn đó, trong tiếng Việt còn được hiểu là
“trắng tinh”, cũng đều là mức độ màu sắc mang ý ngh a rất trắng, có cảm giác sạch sẽ. Ví dụ: Tờ giấy
trắng tinh, áo trắng tinh Ngoài ra, Hakushi còn mang ngh a là hủy (hủy hợp đồng...), ví dụ: 取引を白紙す
る: hủy hợp đồng.
真白 (mashiro ) – trắng thuần khiết: Trong cả tiếng ...