So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng liên quan về chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên trung học cơ sở thuộc đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 388.51 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết so sánh đánh giá chung về chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh trung học cơ sở giữa các nhóm giáo viên, giảng viên, và cán bộ quản lí tại các sở giáo dục - đào tạo đồng thời đánh giá về chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh trung học cơ sở giữa các nhóm giáo viên và giảng viên,... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng liên quan về chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên trung học cơ sở thuộc đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 55-58 SO SÁNH ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2020 Nguyễn Việt Hùng, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 24/11/2017; ngày sửa chữa: 27/12/2017; ngày duyệt đăng: 08/01/2018. Abstract: The paper is aimed to compare evaluated scores between different groups of teachers on the Training Program study used the social survey method with 3 questionnaires, which included close-ended 5 point Likert scale questions and open-ended questions were delivered to 3003 teachers of English (teacher trainees), 180 university teachers (teacher trainers), and 115 administrative officers of provincial departments of Education and Training in the country. The raw data collected were processed and coded in accordance with the research process in social scciencce. By using T-Test and ANOVA analyses to compare scores between groups of different teachers, researcher measured the evaluated scores between groups. They are not completely identical; a small number of participants still reveal their dissatisfaction with the Training Program, and some others want certain changes to the Training Program. Keywords: The Training Program of ELT Methodology; Junior High School Teachers; the National Foreign Languages 2020 Project; English language teaching methodology; evaluation; satisfaction. 1. Mở đầu Tính đến năm 2013, Chương trình bồi dưỡng (CTBD) phương pháp giảng dạy (PPGD) tiếng Anh cho giáo viên trung học cơ sở (THCS) (50 tiết học) thuộc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 đã thực hiện được 2 năm. CTBD này được các trường cao đẳng, đại học thực hiện dựa vào 3 chương trình khung của Đề án NNQG 2020 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, giáo trình và tài liệu do mỗi trường cao đẳng, đại học tham gia bồi dưỡng tự biên soạn. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào đo mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan về CTBD này. Về mặt lí luận giáo dục, việc đánh giá các lĩnh vực liên quan đến việc dạy học, như giáo viên, người học, chương trình, giáo trình là thực sự cần thiết vì nó không chỉ giúp cho nhà quản lí nắm được thông tin thực tế để điều chỉnh mà còn giúp cho các bên liên quan, đặc biệt là giáo viên cũng có những phản hồi quan trọng để thay đổi cách dạy học của mình [1], [2]. Việc đánh giá chương trình được đặc biệt coi trọng để chương trình có tính ổn định và lâu dài và được thực hiện thường xuyên trong các cơ sở giáo dục tiên tiến [1]. Để đánh giá một chương trình giáo dục, cần quan tâm đầu tiên đến việc liệu chương trình khung có đạt mục tiêu của chương trình giáo dục ấy hay không và sau đó là sự phù hợp giữa tài liệu sử dụng với mục tiêu của chương trình giáo dục, đây cũng là quan điểm của Byrd (2001). Bài viết này so sánh kết quả điều tra về mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan (giáo viên, giảng viên, 55 cán bộ quản lí) về CTBD PPGD tiếng Anh THCS, trên cơ sở đó, rút ra một số kết luận, đề xuất và kiến nghị, nhằm đưa công tác bồi dưỡng của Đề án đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát trực tuyến, sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu quan điểm của giáo viên (gồm 3003 giáo viên), giảng viên (gồm 180 giảng viên), và cán bộ quản lí (CBQL, gồm 115 người) tại các sở GD-ĐT. Việc chọn mẫu đại diện được thực hiện theo 8 vùng địa lí (Tây Bắc, Đông Bắc, Việt Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ), mỗi vùng có một vài sở GD-ĐT ra văn bản chỉ đạo yêu cầu toàn bộ giáo viên trong tỉnh tham gia. Thời gian nghiên cứu là tháng 11/2016. Với các khách thể khảo sát là giảng viên cao đẳng, đại học, việc chọn mẫu đại diện theo các trường được Đề án NNQG 2020 giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh. Các khách thể khảo sát là CBQL tại các sở GD-ĐT, việc chọn mẫu đại diện cũng được thực hiện theo 8 vùng địa lí như phân loại ở trên - Đây chính là các sở GD-ĐT đã ra văn bản chỉ đạo yêu cầu giáo viên tham gia đánh giá CTBD. Đây là cách làm phổ biến và ít chi phí nhất để thu được kết quả đánh giá với số mẫu lớn [3], [4]. Việc đánh giá CTBD được thực hiện trực tuyến. Ba bảng câu hỏi khảo sát được “mã hóa” đưa lên trang mạng của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 55-58 Nội, sau đó được chuyển cho ba đối tượng thông qua nhân sự phụ trách Đề án NNQG 2020 tại các trường cao đẳng, đại học và các sở GD-ĐT [5], [6], [7]. Bảng khảo sát trực tuyến dành cho giáo viên THCS gồm 3 miền đo cụ thể: miền đo Q10 (đánh giá về chương trình khung của CTBD PPGD tiếng Anh THCS) có 10 items (câu hỏi), miền đo Q11 (đánh giá về giáo trình, tài liệu bồi dưỡng PPGD tiếng Anh THCS) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh đánh giá giữa các nhóm đối tượng liên quan về chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên trung học cơ sở thuộc đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 55-58 SO SÁNH ĐÁNH GIÁ GIỮA CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2020 Nguyễn Việt Hùng, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 24/11/2017; ngày sửa chữa: 27/12/2017; ngày duyệt đăng: 08/01/2018. Abstract: The paper is aimed to compare evaluated scores between different groups of teachers on the Training Program study used the social survey method with 3 questionnaires, which included close-ended 5 point Likert scale questions and open-ended questions were delivered to 3003 teachers of English (teacher trainees), 180 university teachers (teacher trainers), and 115 administrative officers of provincial departments of Education and Training in the country. The raw data collected were processed and coded in accordance with the research process in social scciencce. By using T-Test and ANOVA analyses to compare scores between groups of different teachers, researcher measured the evaluated scores between groups. They are not completely identical; a small number of participants still reveal their dissatisfaction with the Training Program, and some others want certain changes to the Training Program. Keywords: The Training Program of ELT Methodology; Junior High School Teachers; the National Foreign Languages 2020 Project; English language teaching methodology; evaluation; satisfaction. 1. Mở đầu Tính đến năm 2013, Chương trình bồi dưỡng (CTBD) phương pháp giảng dạy (PPGD) tiếng Anh cho giáo viên trung học cơ sở (THCS) (50 tiết học) thuộc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (NNQG) 2020 đã thực hiện được 2 năm. CTBD này được các trường cao đẳng, đại học thực hiện dựa vào 3 chương trình khung của Đề án NNQG 2020 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, giáo trình và tài liệu do mỗi trường cao đẳng, đại học tham gia bồi dưỡng tự biên soạn. Tuy nhiên, chưa có đánh giá nào đo mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan về CTBD này. Về mặt lí luận giáo dục, việc đánh giá các lĩnh vực liên quan đến việc dạy học, như giáo viên, người học, chương trình, giáo trình là thực sự cần thiết vì nó không chỉ giúp cho nhà quản lí nắm được thông tin thực tế để điều chỉnh mà còn giúp cho các bên liên quan, đặc biệt là giáo viên cũng có những phản hồi quan trọng để thay đổi cách dạy học của mình [1], [2]. Việc đánh giá chương trình được đặc biệt coi trọng để chương trình có tính ổn định và lâu dài và được thực hiện thường xuyên trong các cơ sở giáo dục tiên tiến [1]. Để đánh giá một chương trình giáo dục, cần quan tâm đầu tiên đến việc liệu chương trình khung có đạt mục tiêu của chương trình giáo dục ấy hay không và sau đó là sự phù hợp giữa tài liệu sử dụng với mục tiêu của chương trình giáo dục, đây cũng là quan điểm của Byrd (2001). Bài viết này so sánh kết quả điều tra về mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan (giáo viên, giảng viên, 55 cán bộ quản lí) về CTBD PPGD tiếng Anh THCS, trên cơ sở đó, rút ra một số kết luận, đề xuất và kiến nghị, nhằm đưa công tác bồi dưỡng của Đề án đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp điều tra khảo sát trực tuyến, sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu quan điểm của giáo viên (gồm 3003 giáo viên), giảng viên (gồm 180 giảng viên), và cán bộ quản lí (CBQL, gồm 115 người) tại các sở GD-ĐT. Việc chọn mẫu đại diện được thực hiện theo 8 vùng địa lí (Tây Bắc, Đông Bắc, Việt Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ), mỗi vùng có một vài sở GD-ĐT ra văn bản chỉ đạo yêu cầu toàn bộ giáo viên trong tỉnh tham gia. Thời gian nghiên cứu là tháng 11/2016. Với các khách thể khảo sát là giảng viên cao đẳng, đại học, việc chọn mẫu đại diện theo các trường được Đề án NNQG 2020 giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh. Các khách thể khảo sát là CBQL tại các sở GD-ĐT, việc chọn mẫu đại diện cũng được thực hiện theo 8 vùng địa lí như phân loại ở trên - Đây chính là các sở GD-ĐT đã ra văn bản chỉ đạo yêu cầu giáo viên tham gia đánh giá CTBD. Đây là cách làm phổ biến và ít chi phí nhất để thu được kết quả đánh giá với số mẫu lớn [3], [4]. Việc đánh giá CTBD được thực hiện trực tuyến. Ba bảng câu hỏi khảo sát được “mã hóa” đưa lên trang mạng của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà VJE Tạp chí Giáo dục, Số 424 (Kì 2 - 2/2018), tr 55-58 Nội, sau đó được chuyển cho ba đối tượng thông qua nhân sự phụ trách Đề án NNQG 2020 tại các trường cao đẳng, đại học và các sở GD-ĐT [5], [6], [7]. Bảng khảo sát trực tuyến dành cho giáo viên THCS gồm 3 miền đo cụ thể: miền đo Q10 (đánh giá về chương trình khung của CTBD PPGD tiếng Anh THCS) có 10 items (câu hỏi), miền đo Q11 (đánh giá về giáo trình, tài liệu bồi dưỡng PPGD tiếng Anh THCS) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình bồi dưỡng tiếng Anh Phương pháp giảng dạy tiếng Anh Giáo viên trung học cơ sở Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 Đánh giá sự hài lòng của giảng viênGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 trang 53 0 0 -
Bí quyết dạy tiếng Anh qua bài hát
3 trang 49 0 0 -
3 trang 42 0 0
-
5 trang 38 0 0
-
7 trang 37 0 0
-
6 trang 37 0 0
-
Lồng ghép trò chơi ngôn ngữ trong tiết học tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
11 trang 36 0 0 -
Các bước luyện kỹ năng nghe sử dụng Podcast
3 trang 35 0 0 -
Giáo trình Phương pháp giảng dạy tiếng Anh 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
184 trang 29 0 0 -
Nâng cao kĩ năng nói tiếng Anh thông qua chương trình bản tin
3 trang 28 0 0