Danh mục

So sánh một số tính chất quan trọng giữa hai hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và Canada

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.95 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày tính chất, nguyên tắc vận hành, quản lý và quan điểm lấy người học làm trung tâm của các trường cao đẳng Canada; Chương trình đào tạo và phương thức dạy - học và chính sách phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Canada là những nhóm yếu tố so sánh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh một số tính chất quan trọng giữa hai hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và Canada SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG GIỮA HAI HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CANADA Michael Emblem và Lê Quang Minh* TÓM TẮT: Phương pháp nghiên cứu so sánh được dùng trong tham luận này với mục đích rút racác bài học cho cả hai hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và Canada. Định nghĩagiáo dục nghề nghiệp theo quan điểm hiện đại được dùng trong các phân tích. Sự khác biệtgiữa 2 hệ thống có nhiều nguyên nhân xuất phát từ sự hiểu khác nhau về thuật ngữ giáo dụcnghề nghiệp và bối cảnh xã hội cũng như xuất phát điểm của 2 hệ thống. Ba nhóm yếu tốđược dùng để so sánh là: (1) tính chất, nguyên tắc vận hành, quản lý và quan điểm lấy ngườihọc làm trung tâm của các trường cao đẳng Canada, (2) chương trình đào tạo và phươngthức dạy - học và (3) chính sách phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam vàCanada là những nhóm yếu tố so sánh trong tham luận này. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo, chính sách phát triển hệ thốnggiáo dục nghề nghiệp 1. Mở đầu Chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu so sánh (comparative study) đểtìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa giáo dục nghề nghiệp (GDNN)Việt Nam và Canada. Thuật ngữ khác biệt” ở đây không có bất cứ hàm ý nào liênquan đến: đúng/sai, tốt/xấu, hay/dở, chất lượng cao/thấp,… Quan điểm của chúngtôi về chất lượng là: (1) sự phù hợp và (2) giá trị gia tăng hay sự chuyển trạng thái(Harvey và Green 2006). Như vậy, chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnhcủa từng quốc gia hay từng địa phương, mục tiêu phát triển và tính chất đặc trưngcủa nền kinh tế và các yếu tố văn hóa, xã hội. Sự chuyển trạng thái cũng phụ thuộcrất nhiều vào trạng thái ban đầu của một hệ thống. Với một lịch sử phát triểnlâu đời, hệ thống GDNN của Canada có nhiều thuận lợi hơn Việt Nam, nơi màhệ thống GDNN có nhiều thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt, nhiều khái niệmmới liên quan đến GDNN vừa mới bắt đầu được áp dụng, mức độ phù hợp củacác cách làm mới, khái niệm mới vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Ở Việt Nam, xãhội còn phần nào chưa đánh giá cao hoặc đánh giá đúng mức vị trí của hệ thốngGDNN, vẫn còn hiện tượng trọng bằng cấp, thích học ở các trường đại học hơnvào cá cơ sở GDNN. Hiện nay, ở Canada hiện tượng này gần như không còn nữa,tuy nhiên 40-50 trước vào các trường cao đảng (CĐ) vẫn là sự lựa chọn ưu tiên hai,sau đại học (Peterson 2017).* Dự án GDNN Việt Nam, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh50 Cần lưu ý: (1) Đôi khi những sự khác biệt này rất khó thấy khi chỉ tham khảo tài liệu,các văn kiện, văn bản,… và thiếu những cuộc trao đổi trực tiếp, học tập, tìm hiểulẫn nhau và những quá trình hợp tác lâu dài. Các thuật ngữ trong các văn bản cóthể giống nhau, nhưng nội hàm của các thuật ngữ này khi đặt vào bối cảnh khácnhau lại rất khác nhau. (2) Mức độ của các khái niệm khác nhau có thể dẫn đến bản chất vấn đề khácnhau. Ví dụ: khái niệm tự chủ là khái niệm khó đo lường và có thể có nhiều mứcđộ cũng như cách hiểu khác nhau. Do đó, khi so sánh về tính chất của các trường CĐ Việt Nam và Canada,chúng tôi cố gắng tránh những so sánh hình thức. Nếu thấy cần thiết, chúng tôiđưa ra một số khái niệm để sự so sánh có đầy đủ ý nghĩa của nó. Mục đích của tham luận này để rút ra các bài học, kinh nghiệm để các hệthống GDNN của 2 nước có thể học tập lẫn nhau. 2. Giáo dục nghề nghiệp theo quan điểm hiện đại Giáo dục nghề nghiệp18 (Technical Vocational Education and Training-TVET) được UNESCO (2015) định nghĩa như sau: “Phát triển giáo dục, đào tạovà kỹ năng liên quan đến nhiều yếu tố thuộc lãnh vực nghề nghiệp, sản xuất,dịch vụ và đời sống; đây là một phần của học tập suốt đời, có thể được triển khaiở bậc trung học và sau trung học và bao gồm học tập tại nơi làm việc, học tậpthường xuyên và phát triển nghề nghiệp dẫn đến nhiều trình độ. GDNN còn baogồm một phổ rộng các cơ hội phát triển nghề nghiệp quốc gia và cộng đồng. Họccách học (learn to learn), phát triển các kỹ năng về ngôn ngữ và tính toán, các kỹnăng chuyển đổi19 và kỹ năng công dân là những thành tố cần được tích hợp vàoGDNN”. Định nghĩa của UNESCO cho thấy những thành tố quan trọng của giáo dụcnhư học cách học, học tập suốt đời, các kỹ năng chuyển đổi (quan trọng nhất là kỹnăng mềm), … là những thành tố không thể thiếu khi đánh giá chất lượng GDNN.Phần năng lực tư duy, kỹ năng mềm, các tố chất công dân là những phần ít đượcchú ý ở Việt Nam. Các chương trình GDNN ở Việt Nam thường thiên về dạy nghề.(Đinh Thị Nga 2017) và thiếu nhiều kỹ năng quan trọng nêu trên Cunningham vàPimhidzai 2018). 3. Giáo dục nghề nghiệp tại Canada18 TVET (Technical Vocational Education and Training)19 Transferable skills: là những kỹ năng cần thiết cho mọi ngành nghề (khá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: