Thông tin tài liệu:
Sổ tay nhằm mục đích cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước kiến thức về kiểm tra phát hiện các nguy cơ sự cố của đập (tập trung vào đập đất là chính) và các công trình liên quan (cống, tràn) và biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế sự cố phát triển, trước khi có các giải pháp để xử lý triệt để.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu sự cố đập, hồ chứa nước BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC THỦY LỢI SỔ TAY HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝNGAY TỪ GIỜ ĐẦU SỰ CỐ ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC HÀ NỘI - 2021CHỈ ĐẠO NỘI DUNG: GS.TS. Nguyễn Văn TỉnhCHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: ThS. Nguyễn Cảnh Tĩnh ThS. Nguyễn Đăng Hà TS. Nguyễn Anh Tú ThS. Lại Cao Thắng TS. Cầm Thị Lan HươngBIÊN SOẠN: TS. Nguyễn Văn Lợi (Chủ biên) Ths. Nguyễn Văn Dân Ths. Ngô Ngọc Thanh KS. Nguyễn Tường Lân Ths. Nguyễn Ngọc Cương Ks. Đặng Hữu Ngữ KS. Trần Thị UyênLIÊN HỆ, HỖ TRỢ KỸ THUẬT Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi - Địa chỉ: số 54, ngõ 102, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại: 0243.733 5700 - Fax: 0243.734 1101DỰ ÁN Tên dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB) Chủ đầu tư: Ban Quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO) LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có gần 7.000 đập, hồ chứa thuỷ lợi và trên 400 đập, hồchứa thuỷ điện. An toàn đập được xem là vấn đề an ninh quốc gia.Những năm qua, nhà nước đã rất quan tâm đầu tư cho chương trìnhđảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước. Tuy nhiên, do số lượng các hồđập rất lớn, được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên vẫn còn nhiều đập,đặc biệt là đập vừa và nhỏ chưa đảm bảo an toàn trước tình hình biếnđổi khí hậu ngày càng phức tạp. Theo tổng kết của thế giới, sự cố vỡ đập có thể xảy ra do nguyênnhân tự nhiên (như mưa lũ lớn, động đất, sạt lở núi trên lưu vực hồ....);nhưng cũng có thể từ nguyên nhân do con người, từ khâu khảo sát thiếtkế, chất lượng thi công, đến quản lý vận hành. Với các đập, hồ chứa nước đang vận hành khai thác, việc thực hiệntốt các nội dung quy định trong Nghị định 114/2018/NĐ-CP của Chínhphủ là yếu tố quyết định bảo đảm an toàn đập. Để hướng dẫn địaphương thực hiện các quy định pháp luật, Tổng cục Thuỷ lợi ban hànhcác sổ tay hướng dẫn những vấn đề kỹ thuật quan trọng và yêu cầu chủquản lý khai thác, nhân viên vận hành đập, hồ chứa thuỷ lợi thực hiện.Sổ tay “Hướng dẫn phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu sự cố đập, hồchứa nước” là một trong số các ấn phẩm nói trên được Tổng cục giaoTrung tâm chính sách và kỹ thuật thuỷ lợi biên soạn. Sổ tay nhằm mục đích cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thácđập, hồ chứa nước kiến thức về kiểm tra phát hiện các nguy cơ sự cố 1của đập (tập trung vào đập đất là chính) và các công trình liên quan(cống, tràn) và biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế sự cố phát triển,trước khi có các giải pháp để xử lý triệt để. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng thu thập kinhnghiệm thực tiễn, các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan, ý kiếncủa các chuyên gia và nhà khoa học để nâng cao chất lượng sổ tay.Tuy nhiên, các sự cố đập, hồ chứa rất đa dạng và kinh nghiệm xử lýcũng hết sức phong phú. Do đó, sổ tay có thể còn một số thiếu sót, tồntại. Chúng tôi mong nhận được các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiện. Nhóm tác giả 2 MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU .................................................................................. 1MỤC LỤC ......................................................................................... 3CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................... 71.1. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA ............................................................ 71.2. MỤC TIÊU ................................................................................................ 81.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG .................................................. 91.4. NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG XỬ LÝ SỰ CỐ ................................. 91.4.1. Các hoạt động cần phải thực hiện .................................................................. 91.4.2. Giám sát sự phát triển của sự cố .................................................................. 101.4.3. Báo cáo các cấp có thẩm quyền về sự cố đập................................................ 111.4.4. Kích hoạt thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tìnhhuống khẩn cấp ................................................................................................. 121.5. CÁC DẤU HIỆU NGUY CƠ SỰ CỐ ..................................................... 14CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ GIỜ ĐẦUSỰ CỐ Ở ĐẬP ĐẤT ....................................................................... 172.1. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA VỚI ĐẬP ĐẤT ......................... 172.2. SỰ CỐ NGUYÊN NHÂN DO THẤM ................................................... 192.2.1. Hướng dẫn phát hiện và đánh giá nguy cơ mất an toà ...