Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật: Phần 2
Số trang: 412
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.82 MB
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật: Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật; những chuẩn bị cần thiết cho việc soạn thảo và chuẩn bị mang tính hỗ trợ cho việc giải trình, báo cáo về nội dung dự thảo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật: Phần 2 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỔ TAY KỸ THUẬT SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG I. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Đánh giá tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment - viết tắt là RIA) là một tập hợp các bước lôgíc hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Đánh giá tác động pháp luật (RIA) bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Tiến hành RIA bao gồm việc trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau: Đâu là bản chất, mức độ và sự phát triển của vấn đề? Đâu là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi? Đâu là các tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của các lựa chọn chính sách? Đâu là ưu và nhược điểm của các lựa chọn chính sách chính? Việc giám sát và đánh giá về sau được tổ chức như thế nào? Đặc điểm của RIA là tìm ra một phương pháp tối ưu, là phương pháp có thể giúp đưa ra câu trả lời đáng tin cậy đối với các vấn đề mà thực tiễn điều hành chính sách công đặt ra, nhưng phải làm điều đó một cách khẩn trương, hiệu quả, minh bạch và không tốn kém. RIA tập trung chủ yếu vào những mặt sau: - Tác động tiềm năng về xã hội, môi trường, tài chính, kinh tế; - Tác động đến hệ thống văn bản; - Tác động đến các nhóm chủ thể trong xã hội (như người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhân viên, nông thôn, đô thị, tôn giáo, giới,…) Thực hiện RIA là bảo đảm thu hút sự tham gia của công chúng vào quá trình hoạch định chính sách. Quá trình thực hiện RIA giúp cơ quan soạn thảo có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề sẽ được giải quyết trong văn bản, trong đó bao gồm những đánh giá mặt được và mặt hạn chế của các phương án đưa ra; từ đó tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả hơn. Về phía cơ quan ban hành, RIA chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về các phương án lựa chọn, không lựa chọn, làm cơ sở để các thành viên Chính phủ, Đại biểu 252 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Quốc hội thảo luận, quyết định phương án giải quyết vấn đề một cách phù hợp, hiệu quả và kinh tế. Đứng về mặt ban hành chính sách mang tính vĩ mô, RIA mang lại những kết quả sau đây: Thứ nhất: giảm bớt rủi ro các lỗi về chính sách, vì cơ quan có thẩm quyền đã: - Xác định được mục tiêu của việc ban hành văn bản; - Đánh giá tác động đầy đủ sự thay đổi dự kiến; - Xác định và đánh giá các phương án lựa chọn để đạt được mục tiêu; - Đảm bảo tính hài hoà, thống nhất với các phương án đang sử dụng; - Biết trước là liệu lợi ích có lớn hơn chi phí hay không; - Đảm bảo quá trình xây dựng chính sách có sự tham gia của người dân và đảm bảo tính minh bạch của việc xây dựng chính sách; - Tính đến bảo đảm tuân thủ các thoả thuận quốc tế. Thứ hai: cải thiện tình hình lạm phát về văn bản quy phạm pháp luật vì văn bản chỉ được ban hành sau khi đã cân nhắc tương đối đầy đủ các tác động kinh tế - xã hội và thấy lợi ích của việc thi hành lớn hơn chi phí. II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN RIA 1. Quy trình tham khảo ý kiến gắn với RIA Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các phương pháp tham vấn mang tính kết hợp đều phù hợp với tất cả các nước. Việc lấy ý kiến sớm thông qua các hình thức lấy ý kiến không chính thức đối với các nhóm đối tượng chủ chốt cần được thực hiện bằng quy trình tham vấn nhiều lớp dựa trên các chuẩn mực thống nhất, kết hợp với các phương pháp tiếp cận được thiết kế chu đáo nhằm hướng tới sự đối thoại mạnh mẽ hơn và thu thập dữ liệu chất lượng cao hơn. 253 SỔ TAY KỸ THUẬT SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2. Các phương pháp thu thập dữ liệu và các chuẩn mực chất lượng dữ liệu Bởi các chương trình RIA được hoà nhập vào các quy trình hoạch định chính sách, các chính sách pháp luật cần xây dựng các chuẩn mực chất lượng dữ liệu nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn cho RIA và cần khuyến khích việc sử dụng báo cáo đánh giá khoa học khi xử lý dữ liệu quan trọng và mức độ chắc chắn không cao. 3. Tăng cường chức năng thẩm định của cơ quan thẩm định RIA trung ương Chức năng thẩm định chưa được thực hiện tốt ở nhiều nước nhưng ở các nước tiên tiến thì các quy trình kiểm tra với cơ chế khuyến khích RIA mạnh mẽ hơn đang được triển khai thực hiện. Ở những nước có chất lượng RIA thấp thì hoàn toàn không có chế tài nào rõ ràng dành cho các nhà làm luật có lỗi trong việc không chuẩn bị báo cáo RIA đầy đủ, không tiến hành tham vấn theo quy định hoặc không có phản ứng gì trước những vấn đề bức xúc cần quan tâm. Chính phủ cần thành lập cơ quan trung ương về kiểm tra chất lượng RIA nhằm bảo đảm RIA trước khi trình lên các Bộ trưởng phải đạt mức chất lượng tối thiểu. Bộ, ngành nào không có khả năng tuân thủ cần phải giải thích trước Chính phủ tại sao họ không thể đáp ứng chuẩn mực tối thiểu. 4. Sự tham gia của các tổ chức khác vào RIA Việc thiết lập một mạng lưới các tổ chức hỗ trợ lẫn nhau tham gia vào chương trình lập pháp/lập quy là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho thành công. Các tổ chức này có thể bao gồm các nhóm tư vấn về pháp luật thuộc cộng đồng kinh doanh và có cơ cấu tổ chức ở cấp Bộ thực hiện giám sát thống nhất chất lượng RIA và văn bản pháp luật. 5. Sớm lên kế hoạch và xây dựng báo cáo RIA Cần bắt đầu triển khai RIA đủ sớm để lồng ghép kết quả của nó vào trong các quyết định chính sách. Việc không triển khai xây dựng RIA đủ sớm dường như ít trở thành vấn đề hơn ở những nước có hoạt động xây dựng chương trình lập pháp/lập quy hàng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật: Phần 2 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỔ TAY KỸ THUẬT SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG I. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Đánh giá tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment - viết tắt là RIA) là một tập hợp các bước lôgíc hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Đánh giá tác động pháp luật (RIA) bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Tiến hành RIA bao gồm việc trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau: Đâu là bản chất, mức độ và sự phát triển của vấn đề? Đâu là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi? Đâu là các tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của các lựa chọn chính sách? Đâu là ưu và nhược điểm của các lựa chọn chính sách chính? Việc giám sát và đánh giá về sau được tổ chức như thế nào? Đặc điểm của RIA là tìm ra một phương pháp tối ưu, là phương pháp có thể giúp đưa ra câu trả lời đáng tin cậy đối với các vấn đề mà thực tiễn điều hành chính sách công đặt ra, nhưng phải làm điều đó một cách khẩn trương, hiệu quả, minh bạch và không tốn kém. RIA tập trung chủ yếu vào những mặt sau: - Tác động tiềm năng về xã hội, môi trường, tài chính, kinh tế; - Tác động đến hệ thống văn bản; - Tác động đến các nhóm chủ thể trong xã hội (như người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhân viên, nông thôn, đô thị, tôn giáo, giới,…) Thực hiện RIA là bảo đảm thu hút sự tham gia của công chúng vào quá trình hoạch định chính sách. Quá trình thực hiện RIA giúp cơ quan soạn thảo có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề sẽ được giải quyết trong văn bản, trong đó bao gồm những đánh giá mặt được và mặt hạn chế của các phương án đưa ra; từ đó tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả hơn. Về phía cơ quan ban hành, RIA chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về các phương án lựa chọn, không lựa chọn, làm cơ sở để các thành viên Chính phủ, Đại biểu 252 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Quốc hội thảo luận, quyết định phương án giải quyết vấn đề một cách phù hợp, hiệu quả và kinh tế. Đứng về mặt ban hành chính sách mang tính vĩ mô, RIA mang lại những kết quả sau đây: Thứ nhất: giảm bớt rủi ro các lỗi về chính sách, vì cơ quan có thẩm quyền đã: - Xác định được mục tiêu của việc ban hành văn bản; - Đánh giá tác động đầy đủ sự thay đổi dự kiến; - Xác định và đánh giá các phương án lựa chọn để đạt được mục tiêu; - Đảm bảo tính hài hoà, thống nhất với các phương án đang sử dụng; - Biết trước là liệu lợi ích có lớn hơn chi phí hay không; - Đảm bảo quá trình xây dựng chính sách có sự tham gia của người dân và đảm bảo tính minh bạch của việc xây dựng chính sách; - Tính đến bảo đảm tuân thủ các thoả thuận quốc tế. Thứ hai: cải thiện tình hình lạm phát về văn bản quy phạm pháp luật vì văn bản chỉ được ban hành sau khi đã cân nhắc tương đối đầy đủ các tác động kinh tế - xã hội và thấy lợi ích của việc thi hành lớn hơn chi phí. II. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN RIA 1. Quy trình tham khảo ý kiến gắn với RIA Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các phương pháp tham vấn mang tính kết hợp đều phù hợp với tất cả các nước. Việc lấy ý kiến sớm thông qua các hình thức lấy ý kiến không chính thức đối với các nhóm đối tượng chủ chốt cần được thực hiện bằng quy trình tham vấn nhiều lớp dựa trên các chuẩn mực thống nhất, kết hợp với các phương pháp tiếp cận được thiết kế chu đáo nhằm hướng tới sự đối thoại mạnh mẽ hơn và thu thập dữ liệu chất lượng cao hơn. 253 SỔ TAY KỸ THUẬT SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2. Các phương pháp thu thập dữ liệu và các chuẩn mực chất lượng dữ liệu Bởi các chương trình RIA được hoà nhập vào các quy trình hoạch định chính sách, các chính sách pháp luật cần xây dựng các chuẩn mực chất lượng dữ liệu nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn cho RIA và cần khuyến khích việc sử dụng báo cáo đánh giá khoa học khi xử lý dữ liệu quan trọng và mức độ chắc chắn không cao. 3. Tăng cường chức năng thẩm định của cơ quan thẩm định RIA trung ương Chức năng thẩm định chưa được thực hiện tốt ở nhiều nước nhưng ở các nước tiên tiến thì các quy trình kiểm tra với cơ chế khuyến khích RIA mạnh mẽ hơn đang được triển khai thực hiện. Ở những nước có chất lượng RIA thấp thì hoàn toàn không có chế tài nào rõ ràng dành cho các nhà làm luật có lỗi trong việc không chuẩn bị báo cáo RIA đầy đủ, không tiến hành tham vấn theo quy định hoặc không có phản ứng gì trước những vấn đề bức xúc cần quan tâm. Chính phủ cần thành lập cơ quan trung ương về kiểm tra chất lượng RIA nhằm bảo đảm RIA trước khi trình lên các Bộ trưởng phải đạt mức chất lượng tối thiểu. Bộ, ngành nào không có khả năng tuân thủ cần phải giải thích trước Chính phủ tại sao họ không thể đáp ứng chuẩn mực tối thiểu. 4. Sự tham gia của các tổ chức khác vào RIA Việc thiết lập một mạng lưới các tổ chức hỗ trợ lẫn nhau tham gia vào chương trình lập pháp/lập quy là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm cho thành công. Các tổ chức này có thể bao gồm các nhóm tư vấn về pháp luật thuộc cộng đồng kinh doanh và có cơ cấu tổ chức ở cấp Bộ thực hiện giám sát thống nhất chất lượng RIA và văn bản pháp luật. 5. Sớm lên kế hoạch và xây dựng báo cáo RIA Cần bắt đầu triển khai RIA đủ sớm để lồng ghép kết quả của nó vào trong các quyết định chính sách. Việc không triển khai xây dựng RIA đủ sớm dường như ít trở thành vấn đề hơn ở những nước có hoạt động xây dựng chương trình lập pháp/lập quy hàng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sổ tay kỹ thuật soạn thảo Kỹ thuật soạn thảo Đánh giá tác động của văn bản Văn bản quy phạm pháp luật Quy trình đánh giá tác động pháp luật Kỹ năng thẩm định Thẩm định dự thảo văn bảnTài liệu liên quan:
-
5 trang 356 5 0
-
Thông tư Số: 10/2006/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành
4 trang 332 0 0 -
Nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch và lộ trình của Cộng hòa Liên bang Đức: Phần 1
68 trang 239 0 0 -
Thông tư Số: 39/2009/TT-BTTTT CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
5 trang 190 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 172 0 0 -
117 trang 169 0 0
-
Thông tư Số: 19/2010/TT-BTC do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
3 trang 159 0 0 -
Giáo trình Quản trị văn phòng: Phần 2 - GS. TS Nguyễn Thành Độ
282 trang 138 0 0 -
63 trang 121 0 0
-
11 trang 108 0 0