Danh mục

Sỏi tiết niệu

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.94 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ tiết niệu bao gồm: 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạoThận: Thận nằm sau phúc mạc 2 bên cột sống, có P trung bình 130-135g, kích thước trung bình 12*6*3cmThận là một tạng đặc có nhu mô dày 1,5-1,8cm, bao phủ ngoài là vỏ thận dai và chắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sỏi tiết niệuSỏi tiết niệu SỎI TIẾT NIỆU 1. Giải phẫu hệ tiết niệu 2. Hệ tiết niệu bao gồm: 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo 3. 1.1. Thận 4. Thận nằm sau phúc mạc 2 bên cột sống, có P trung bình 130-135g, kích thước trung bình 12*6*3cm 5. - Thận là một tạng đặc có nhu mô dày 1,5-1,8cm, bao phủ ngoài là vỏ thận dai và chắc. Nhu mô thận chia làm 2 vùng: vùng tủy chứa các tháp Malpyghi, mỗi tháp Malpyghi tương ứng 1 đài nhỏ, trong đó chứa hệ thống ống góp trước khi đổ vào đài. Vùng vỏ thận chứa các tháp Pheranh là nơi chứa các đơn vị chức năng thận(nephron). Mỗi thận chứa 1-1,5 triệu nephron. Khi có sỏi hệ tiết niệu, nhu mô thận diễn biến theo 2 thái cực trái ngược: hoặc giãn mỏng hoặc xơ hóa, trong đó các trường hợp giãn mỏng hay gặp hơn 6. - 1/3 giữa của thận rỗng gọi là xoang thận, xoang thận chứa động mách, tĩnh mạch, hệ thống đài bể thận, thần kinh và bạch huyết. Khi có sỏi hệ tiết niệu, đài bể thận thường giãn rộng chứa nước tiểu và chứa mủ 7. Phân chia hệ thống đài bể thận 8. - Đài nhỏ dài 1cm thường mỗi đài nhỏ nhận nhiều ống góp của một tháp Malpyghi tại nhú thận. Các đài nhỏ tập trung đổ vào đài lớn, thường đài lớn trên có ít đài đài nhỏ(thường là một đài nhỏ), đài giữa và dưới có nhiều đài nhỏ hơn 9. - Các đài lớn được nối vào bể thận, thường có 3 nhóm đài lớn đó là đài lớn trên, giữa và dưới 10. - Bể thận hình phễu có dung tích khoảng 3-5ml, nếu tăng áp lực đột ngột trong bể thận hay đài thận gây cơn đau quặn thận. Bể thận chia 2 phần nhỏ đó là: bể thận trong xoang và bể thận ngoài xoang, ngăn cách giữa 2 phần đó chính là rốn thận 11. - Bể thận ngoài xoang nối với niệu quản ngang mỏm ngang L2 đến mỏm ngang L3 gọi lúc khúc nối bể thận-niệu quản. Khúc nối bể thận- niệu quản hay bị hẹp làm cản trở lưu thông nước tiểu gây thận ứ niệu. Tất cả sự nối thông từ đài thận đến bàng quang đều có cơ chế chống trào ngược, không cho nước tiểu trào ngược từ dưới lên trên, do đó hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn niệu ngược dòng. Nếu cơ chế chống trào ngược này không còn sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và sỏi12. 1.2 Niệu quản13. Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang dài 25-30cm, đường kính ngoài từ 4-5mm, đường kính trong 2-3 mm nhưng có thể căng rộng 7mm đường kính. Niệu quản chia làm 3 đoạn:14. - Niệu quản đoạn lưng: niệu quản nối với bể thận ngang mức mỏm ngang cột sống L2-L3. Đoạn này niệu quản chạy song song cột sống15. - Niệu quản đoạn chậu tương ứng lâm sàng là niệu quản 1/3 giữa: Niệu quản đoạn này từ chỗ bắt chéo cánh xương chậu tới eo trên dài 3-4cm. Niệu quản bắt chéo động mạch chậu gốc(bên trái) và động mạch chậu ngoài(bên phải) đều cách chỗ phân chia động mạch 1,5cm, cách đường giữa 4,5cm, khi phẫu thuật mốc tìm niệu quản đoạn này chính là ĐM chậu. Đây là chỗ hẹp thứ 2 của niệu quản mà sỏi hay dừng lại và chính là điểm niệu quản giữa16. - Niệu quản đoạn chậu hông và đoạn thành bàng quang tương ứng lâm sàng là niệu quản 1/3 dưới: Đoạn thành bàng quang chỉ dài 1cm. Trước khi niệu quản đổ vào bàng quang có một đoạn niệu quản đi trong thành bàng quang và kết thúc bằng 2 lô NQ. Đây là đoạn hẹp, vị trí hẹp thứ 3 của niệu quản, tương ứng điểm niệu quản dưới và chỉ khám qua thăm âm đạo hay trực tràng17. 1.3 bàng quang18. BQ là 1 túi chứa nước tiểu nằm ngay sau khớp mu, khi BQ rỗng, BQ nấp toàn bộ sau khớp mu. Khi BQ đầy nước tiểu nó vượt lên trên khớp mu có khi tới sát rốn, ngay sát thành bụng19. Do BQ rộng nên sỏi BQ thường lớn, hình tròn có nhiều lớp đồng tâm20. 1.4 Niệu đạo21. Niệu đạo nam là một ống dẫn nước tiểu từ BQ ra miệng sáo, ở người trưởng thành niệu đạo dài 14-16cm, được chia làm 2 phần:22. - Niệu đạo sau: Dài 4cm gồm niệu đạo tuyến tiền liệt(dài 3cm)và niệu đạo màng(dài 1-1,5cm) xuyên qua cân đáy chậu giưa23. - Niệu đạo trước: Dài từ 10-12cm, gồm niệu đạo dương vật(di động) niệu đạo bìu, niệu đạo tầng sinh môn. Niệu đạo trước có vật xốp bao quanh, khi chấn thương vật xốp dễ bị tổn thương gây chảy máu nhiều hay để lại di chứng hẹp niệu đạo hơn niệu đạo sau24. Niệu đạo nữ cố định, dài 3cm tương ứng như niệu đạo sau ở nam giới liên quan chặt chẽ với thành trước âm đạo25. Thận, niệu quản còn gọi là đường tiết niệu(đường tiểu) cao (trên)26. BQ và niệu đạo gọi là đường tiết niệu(đường tiểu) thấp(dưới)27. 2. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi28. 2.1 Nguyên nhân29. Dựa theo nguyên nhân chia sỏi tiết niệu thành 2 nhóm:30. - Sỏi cơ thể: Sỏi tiết niệu có nguồn gốc các bệnh lý, các rối loạn chức năng các cơ quan khác, các bệnh lý toàn thân. Bao gồm: ưu năng tuyến cận giáp, cường giáp trạng, Gout, những chấn thương nặng của xương, chứng tăng calci máu do nhiều nguyên nhân….31. - Sỏi cơ quan dùng để chỉ sỏi tiết niệu có nguồn gốc từ các tổn thương ở ngay các bộ phận trên hệ thống tiết niệu: phình to bể thận bẩm sinh, chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản, dị dạng thận và mạch máu, túi thừa niệu quản, túi thừa bàng quang hay niệu đạo…32. 2.2 Cơ chế hình thành sỏi33. Cơ chế chưa rõ, có một số giả thiết34. Thuyết keo tinh thể cho rằng nhiều chất muối vô cơ và hữu cơ tồn tại trong nước tiểu dưới dạng tinh thể, các tinh thể này được bao bọc bởi một lớp chất keo(bản chất là các albumin, mucin, acid nucleotid do tế bào biểu mô ống sinh niệu tiết ra). Trong trạng thái đó các chất tinh thể không kết dính được với nhau được để tạo thành sỏi. Khi cân bằng bị phá vỡ do lượng chất keo giảm hoặc do các chất tinh thể tăng quá cao dẫn đến sự kết hợp các tinh thể lại thành các tiểu thể từ đó hình thành sỏi35. Thuyết hạt nhân khẳng định mỗi viên sỏi tiết niệu đều được hình thành từ một hạt nhân ban đầu. Đó là các dị vật xuất hiện trong hệ tiết niệu(những đoạn chỉ không tiêu, những mảnh cao su, mảnh ống dẫn lưu, mảnh kim khí…) Đôi khi người ta cò ...

Tài liệu được xem nhiều: