Danh mục

Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 2) 4. Triệu chứng của sỏi túi mật

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

4. Triệu chứng của sỏi túi mật - Sỏi túi mật có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì ( Trên 2/3) không triệu chứng) - Nếu có triệu chứng thì các triệu chứng thường gặp là:+ Cơn đau quăn mật (Đau bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hay vài giờ và tái phát nhiều đợt) + Nếu túi mật viêm cấp thì đau nhiều và liên tục kèm với sốt5. Cách phát hiện sỏi mật? - Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng- Xét nghiệm máu (thường có kết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 2) 4. Triệu chứng của sỏi túi mật Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật? (Kỳ 2) 4. Triệu chứng của sỏi túi mật - Sỏi túi mật có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì ( Trên >2/3) khôngtriệu chứng) - Nếu có triệu chứng thì các triệu chứng thường gặp là: + Cơn đau quăn mật (Đau bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Cơn đau cóthể kéo dài vài phút hay vài giờ và tái phát nhiều đợt) + Nếu túi mật viêm cấp thì đau nhiều và liên tục kèm với sốt 5. Cách phát hiện sỏi mật? - Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng - Xét nghiệm máu (thường có kết quả bình thường) - Siêu âm bụng là cách đơn giản để chẩn đoán sỏi túi mật. Với kỹ thuật hiệnnay, siêu âm có thể phát hiện được những viên sỏi có kích thước trên 2 mm. Chỉcần dựa vào triệu chứng đau trên lâm sàng, kết hợp với siêu âm là có thể chẩnđoán được phần lớn các trường hợp sỏi túi mật. Nếu siêu âm thông thường khôngphát hiện hoặc nghi ngờ thì có thể làm siêu âm qua nội soi ngược dòng. Đưa ốngsoi qua miệng, đến tá tràng vào đường mật sẽ nhìn thấy tất cả. Siêu âm bụng để chẩn đoán sỏi túi mật 6. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị sỏi túi mật - Lớn tuổi (> 40 tuổi) - Giới nữ (nhiều con, mang thai) - Béo phì - Tiền sử gia đình - Dùng thuốc (hormones, nuôi ăn đường tĩnh mạch) - Tình trạng tán huyết mạn tính - Một số khác là bệnh lý hỗng tràng, giảm cân nhanh…. III. Điều trị sỏi túi mật 1. Nếu sỏi túi mật nhỏ và không triệu chứng: Hầu hết các nghiên cứutrên thế giới đều đồng ý là không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh phải biết rõtriệu chứng và cách diễn tiến của bệnh để điều trị kịp thời. 2. Phẫu thuật: Khi bệnh nhân có sỏi túi mật có triệu chứng, nguy cơ biếnchứng nặng a. Mở túi mật lấy sỏi: Hiện nay hầu như không được áp dụng do điều trịkhông triệt để,vì sau đó sẽ tái phát sỏi & không điều trị được biến chứng viêm túimật. b. Phẫu thuật cắt túi mật Ca Phẫu thuật Nội soi tại BV Hoàn Mỹ SàiGòn - Phẫu thuật mở - Phẫu Thuật Nội soi: Hiện nay Phương pháp PTNS được xem là tiêu chuẩnvàng trong điều trị sỏi túi mật. Phẫu thuật cắt túi mật qua ngả nội soi với sẹo rấtnhỏ, không gây đau đớn. Bệnh nhân mau hồi phục (Chỉ khi nào sỏi phức tạp và cóbiến chứng mới dùng cách mổ cổ điển). Đây là một tiến bộ của y học trong điều trịbệnh lý sỏi túi mật c. Có thể sống bình thường mà không có túi mật? Tất nhiên là có thể. Người không có túi mật vẫn sống, ăn uống, sinh hoạtbình thường. Chỉ một số ít người bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) sau khi phẫu thuậtnhưng dần dần sẽ hồi phục bình thường. 4. Tình huống nào phải phẫu thuật cấp cứu? Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng túi mật gây sốt, đau nhiều, nôn ói. Có thểviên sạn làm nghẽn cổ túi mật, gây viêm nhiễm giãn to túi mật. Trong trường hợpmật thấm ra khỏi túi, làm viêm phúc mạc mật thì phải phẫu thuật cấp cứu. BS.NGUYỄN TUẤN Chuyên Khoa Ngoại – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tài liệu được xem nhiều: