SỐNG ĐƠN GIẢN
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 228.20 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
SỐNG ĐƠN GIẢN
1. Định nghĩa: Sống đơn giản là không sử dụng quá nhu cầu cho bổn phận của mình. Người tu theo đạo Phật là đi tìm con đường giải thoát. Bởi vậy, đời sống đơn giản là một Hạnh đẹp, một Hạnh cao cả mà ai cũng tôn trọng. Đức Phật của chúng ta cũng như những vị Thánh Tăng đều là những người có cuộc sống vô cùng đơn giản. Như vậy, theo định nghĩa, chúng ta cần tránh được sự cực đoan. Đó không phải là sự ép xác mà sống đơn giản đúng với bổn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐNG ĐƠN GIẢN SỐNG ĐƠN GIẢN 1. Định nghĩa: Sống đơn giản là không sử dụng quá nhu cầu cho bổn phận của mình. Người tu theo đạo Phật là đi tìm con đường giải thoát. Bởi vậy, đời sống đơn giản là một Hạnh đẹp, một Hạnh cao cả mà ai cũng tôn trọng. Đức Phật của chúng ta cũng như những vị Thánh Tăng đều là những người có cuộc sống vô cùng đơn giản. Như vậy, theo định nghĩa, chúng ta cần tránh được sự cực đoan. Đó không phải là sự ép xác mà sống đơn giản đúng với bổn phận của mình. Trong cuộc sống, có những cái cần cho việc tu hành, chúng ta vẫn phải sử dụng. Chỉ lưu ý một điều, chúng ta không vượt khỏi nhu cầu đó để trở thành dư thừa, biến thành một đời sống xa hoa, sang trọng. Đây là chỗ rất khéo mà người tu chúng ta phải cẩn thận. Nói sống đơn giản không phải là ăn ít, mặc ít mà phải chọn mức sống sao cho vừa đủ, sao cho phù hợp với cuộc sống của mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn cảm nhận rằng người sống đơn giản, ít có nhu cầu, ít ham muốn là người có cái gì đó tự tại hơn, thanh thản hơn những người sử dụng quá nhiều thứ, sống có quá nhiều nhu cầu,. Để thực hiện một đời sống đơn giản, trước hết, chúng ta phải xác định mình sống để làm gì và có nhu cầu gì trong việc tu hành. Với chúng ta, sống là để tu. Tu là sửa, là tu dưỡng. Trước hết, chúng ta phải sửa nội tâm mình. Làm sao từ chỗ còn nhiều ý nghĩ bất thiện, chúng ta trở thành một con người thánh thiện, từ chỗ hẹp hòi ích kỷ, chúng ta trở nên vị tha hơn. Tu là tu dưỡng nội tâm. Vậy, chúng ta cần sử dụng những gì cho việc tu hành nội tâm của mình? Đã là tu trong tâm, chúng ta không đòi hỏi gì nhiều ở bên ngoài. Chỉ cần cơm vừa đủ ăn để sống, quần áo vừa đủ để mặc, chỗ ở cũng vừa đủ, không cần rộng rãi sang trọng. Khoảng sau Đức Phật vài thế kỷ, một vị triết gia tên là Điôzen xuất hiện. Ông sống gần Hy Lạp, ở vùng Trung Đông. Đời sống của ông vô cùng đơn giản, giáo lý của ông thể hiện ở cuộc sống tự tại, giải thoát. Có thể xem ông là một vị Bồ Tát nào đó của đạo Phật đầu thai qua, vì ông có cuộc sống rất giống với đạo Phật. Thời đó, đời sống vật chất của con người còn rất đơn giản, chưa có những tiện nghi trong sinh hoạt. Ông chỉ có một mảnh áo che thân và một cái bát để uống nước. Một lần, trên đường đi, ông nhìn thấy người ta cúi xuống múc nước bằng hai tay để uống. Ông cảm thấy cái bát mình đang dùng là thừa nên quăng đi. Nghĩa là ông hạn chế nhu cầu về vật dụng đến mức tối đa. Mọi người rất nể phục ông bởi đời sống tự tại, đơn giản như vậy. Khi khuyên một vài lời về đạo lý, ông vẫn làm cho người ta được hạnh phúc, được an lạc, được lợi ích. Do đó, tiếng đồn lan ra khắp nơi. Lúc bấy giờ, Alexandre Đại đế đem quân chinh phục khắp nơi. Ông chiếm hết vùng Trung Đông, qua Ấn Độ. Khi đánh chiếm vùng Trung Đông, xứ của Điôzen, ông nghe đồn có một triết gia nổi tiếng, bèn tìm đến. Ở đây, nhiệt độ dao động rất mạnh, có mùa trời nóng như thiêu như đốt, có mùa lại lạnh thấu xương. Lúc này, vùng Trung Đông rất lạnh. Ông kiếm một thùng gỗ, ban đêm chui vào đó đóng cửa lại, nằm ngủ, ban ngày ra ngoài sưởi nắng. Đây là phương pháp tốt nhất để giải cái lạnh thấm vào cơ thể mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Khi ông đang ngồi phơi nắng, vua Alexandre cùng đoàn tùy tùng cưỡi ngựa đi tới. Từ xa, trông thấy một ông lão ngồi ung dung, tự tại, râu tóc dài xõa xuống, trên người có một tấm áo quấn quanh, đẹp rực rỡ dưới ánh mặt trời, ông bèn xuống ngựa, chầm chậm đi tới. Đằng sau ông, đoàn tùy tùng cũng làm như vậy. Đến nơi, nhà vua hỏi: -Ngài có phải là Điôzen?” -Phải, Ngài cần gì?- Ông từ tốn đáp. Hai bên chỉ trao đổi vài câu ngắn ngủi, nhưng phong thái ung dung tự tại, bình thản của Điôzen khiến vua Alêchxăng cảm phục. Vì ông là một Đại đế, bách chiến bách thắng, nghe danh ông, ai cũng sợ hãi, chỉ có ông già lọm khọm, râu ria lồm xồøm này liếc nhìn ông với ánh mắt bình thản. Ông cảm phục vô cùng. Sau vài câu ngắn ngủi, ông hỏi: -Thưa Ngài, Ngài có cần gì không? Hỏi như vậy vì nhà vua nghĩ rằng, mình là một ông vua bách chiến, bách thắng, uy danh khắp thiên hạ, dưới tay có không biết bao nhiêu là tài sản. Nếu ông Điôzen cần gì, Ngài sẽ tặng ngay. Nghe hỏi như vậy, vị triết gia trả lời : -Có, cần Ngài xích qua một chút, đừng che ánh mặt trời mà tôi đang sưởi, tôi rất cám ơn. Thì ra, nhà vua và đoàn tùy tùng đến từ hướng đông, đứng một loạt che hết ánh nắng buổi sáng của ngài Điôzen. Nghe vậy, vua quay sang nói với đoàn tùy tùng: “Nếu ta không là Alexandre Đại đế, ta sẽ là Điôzen”. Theo quan niệm bây giờ, triết gia là người hay lý luận, hay triết lý. Nhưng ngày xưa, khái niệm triết gia chỉ dành cho những người có đời sống tâm linh rất cao, như một chân sư bên Ấn Độ. Ông Điôzen là người như thế, là một triết gia, có đời sống đơn giản, ai ai cũng kính phục. Nhà vua đã nhìn thấy được đời sống vô cùng đơn giản, thanh thoát ung dung tự tại, toát ra một cái gì vô cùng cao cả của vị triết gia. Ông cũng ước ao, thèm khát cuộc sống ấy. Nhưng vì đã trót làm một ông vua, ở một ngôi vị quá vĩ đại, ông không nỡ từ bỏ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐNG ĐƠN GIẢN SỐNG ĐƠN GIẢN 1. Định nghĩa: Sống đơn giản là không sử dụng quá nhu cầu cho bổn phận của mình. Người tu theo đạo Phật là đi tìm con đường giải thoát. Bởi vậy, đời sống đơn giản là một Hạnh đẹp, một Hạnh cao cả mà ai cũng tôn trọng. Đức Phật của chúng ta cũng như những vị Thánh Tăng đều là những người có cuộc sống vô cùng đơn giản. Như vậy, theo định nghĩa, chúng ta cần tránh được sự cực đoan. Đó không phải là sự ép xác mà sống đơn giản đúng với bổn phận của mình. Trong cuộc sống, có những cái cần cho việc tu hành, chúng ta vẫn phải sử dụng. Chỉ lưu ý một điều, chúng ta không vượt khỏi nhu cầu đó để trở thành dư thừa, biến thành một đời sống xa hoa, sang trọng. Đây là chỗ rất khéo mà người tu chúng ta phải cẩn thận. Nói sống đơn giản không phải là ăn ít, mặc ít mà phải chọn mức sống sao cho vừa đủ, sao cho phù hợp với cuộc sống của mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn cảm nhận rằng người sống đơn giản, ít có nhu cầu, ít ham muốn là người có cái gì đó tự tại hơn, thanh thản hơn những người sử dụng quá nhiều thứ, sống có quá nhiều nhu cầu,. Để thực hiện một đời sống đơn giản, trước hết, chúng ta phải xác định mình sống để làm gì và có nhu cầu gì trong việc tu hành. Với chúng ta, sống là để tu. Tu là sửa, là tu dưỡng. Trước hết, chúng ta phải sửa nội tâm mình. Làm sao từ chỗ còn nhiều ý nghĩ bất thiện, chúng ta trở thành một con người thánh thiện, từ chỗ hẹp hòi ích kỷ, chúng ta trở nên vị tha hơn. Tu là tu dưỡng nội tâm. Vậy, chúng ta cần sử dụng những gì cho việc tu hành nội tâm của mình? Đã là tu trong tâm, chúng ta không đòi hỏi gì nhiều ở bên ngoài. Chỉ cần cơm vừa đủ ăn để sống, quần áo vừa đủ để mặc, chỗ ở cũng vừa đủ, không cần rộng rãi sang trọng. Khoảng sau Đức Phật vài thế kỷ, một vị triết gia tên là Điôzen xuất hiện. Ông sống gần Hy Lạp, ở vùng Trung Đông. Đời sống của ông vô cùng đơn giản, giáo lý của ông thể hiện ở cuộc sống tự tại, giải thoát. Có thể xem ông là một vị Bồ Tát nào đó của đạo Phật đầu thai qua, vì ông có cuộc sống rất giống với đạo Phật. Thời đó, đời sống vật chất của con người còn rất đơn giản, chưa có những tiện nghi trong sinh hoạt. Ông chỉ có một mảnh áo che thân và một cái bát để uống nước. Một lần, trên đường đi, ông nhìn thấy người ta cúi xuống múc nước bằng hai tay để uống. Ông cảm thấy cái bát mình đang dùng là thừa nên quăng đi. Nghĩa là ông hạn chế nhu cầu về vật dụng đến mức tối đa. Mọi người rất nể phục ông bởi đời sống tự tại, đơn giản như vậy. Khi khuyên một vài lời về đạo lý, ông vẫn làm cho người ta được hạnh phúc, được an lạc, được lợi ích. Do đó, tiếng đồn lan ra khắp nơi. Lúc bấy giờ, Alexandre Đại đế đem quân chinh phục khắp nơi. Ông chiếm hết vùng Trung Đông, qua Ấn Độ. Khi đánh chiếm vùng Trung Đông, xứ của Điôzen, ông nghe đồn có một triết gia nổi tiếng, bèn tìm đến. Ở đây, nhiệt độ dao động rất mạnh, có mùa trời nóng như thiêu như đốt, có mùa lại lạnh thấu xương. Lúc này, vùng Trung Đông rất lạnh. Ông kiếm một thùng gỗ, ban đêm chui vào đó đóng cửa lại, nằm ngủ, ban ngày ra ngoài sưởi nắng. Đây là phương pháp tốt nhất để giải cái lạnh thấm vào cơ thể mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Khi ông đang ngồi phơi nắng, vua Alexandre cùng đoàn tùy tùng cưỡi ngựa đi tới. Từ xa, trông thấy một ông lão ngồi ung dung, tự tại, râu tóc dài xõa xuống, trên người có một tấm áo quấn quanh, đẹp rực rỡ dưới ánh mặt trời, ông bèn xuống ngựa, chầm chậm đi tới. Đằng sau ông, đoàn tùy tùng cũng làm như vậy. Đến nơi, nhà vua hỏi: -Ngài có phải là Điôzen?” -Phải, Ngài cần gì?- Ông từ tốn đáp. Hai bên chỉ trao đổi vài câu ngắn ngủi, nhưng phong thái ung dung tự tại, bình thản của Điôzen khiến vua Alêchxăng cảm phục. Vì ông là một Đại đế, bách chiến bách thắng, nghe danh ông, ai cũng sợ hãi, chỉ có ông già lọm khọm, râu ria lồm xồøm này liếc nhìn ông với ánh mắt bình thản. Ông cảm phục vô cùng. Sau vài câu ngắn ngủi, ông hỏi: -Thưa Ngài, Ngài có cần gì không? Hỏi như vậy vì nhà vua nghĩ rằng, mình là một ông vua bách chiến, bách thắng, uy danh khắp thiên hạ, dưới tay có không biết bao nhiêu là tài sản. Nếu ông Điôzen cần gì, Ngài sẽ tặng ngay. Nghe hỏi như vậy, vị triết gia trả lời : -Có, cần Ngài xích qua một chút, đừng che ánh mặt trời mà tôi đang sưởi, tôi rất cám ơn. Thì ra, nhà vua và đoàn tùy tùng đến từ hướng đông, đứng một loạt che hết ánh nắng buổi sáng của ngài Điôzen. Nghe vậy, vua quay sang nói với đoàn tùy tùng: “Nếu ta không là Alexandre Đại đế, ta sẽ là Điôzen”. Theo quan niệm bây giờ, triết gia là người hay lý luận, hay triết lý. Nhưng ngày xưa, khái niệm triết gia chỉ dành cho những người có đời sống tâm linh rất cao, như một chân sư bên Ấn Độ. Ông Điôzen là người như thế, là một triết gia, có đời sống đơn giản, ai ai cũng kính phục. Nhà vua đã nhìn thấy được đời sống vô cùng đơn giản, thanh thoát ung dung tự tại, toát ra một cái gì vô cùng cao cả của vị triết gia. Ông cũng ước ao, thèm khát cuộc sống ấy. Nhưng vì đã trót làm một ông vua, ở một ngôi vị quá vĩ đại, ông không nỡ từ bỏ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng sống phương pháp sống tốt giá trị niềm tin sống bao dung cuộc sống đơn giảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 290 2 0 -
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 246 3 0 -
9 Lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates - Phần 1
134 trang 175 1 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 165 0 0 -
10 Kỹ năng nghề nghiệp hữu dụng
3 trang 160 0 0 -
Dạy trẻ kỹ năng sống - 5 nguyên tắc giao tiếp cần dạy cho trẻ
5 trang 146 0 0 -
Những sự thật về cuộc sống - Hãy cứ tin rằng….
8 trang 112 0 0 -
25 Kỹ năng cơ bản về soft skills
3 trang 112 0 0 -
Một số lưu ý về việc tuyển dụng và quản lý tình nguyện viên trong tổ chức sự kiện
6 trang 106 0 0 -
5 trang 104 1 0