Dạo ấy, đã gần ba tháng, từ ngày tía má tôi gả chị hai Hường về miệt biên giới, cứ mỗi lần nghe tiếng còi "tu... tu..." của con đò bến chợ ngang qua khúc sông trước cửa nhà là má tôi và tôi lại ngóng ra bến nước. Má tôi trông tin chị hai Hường hoặc là bà trông cả người nữa. Bà muốn được biết chị tôi có yên ấm ở nhà chồng hay không, có mạnh khỏe hay không và bà mong chị, nếu có thể, thu xếp về thăm nhà một vài ngày. Đó là nỗi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sông Hậu xuôi về Sông Hậu xuôi về TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN LẬP EMDạo ấy, đã gần ba tháng, từ ngày tía má tôi gả chị hai Hường về miệt biên giới, cứ mỗilần nghe tiếng còi tu... tu... của con đò bến chợ ngang qua khúc sông trước cửa nhà làmá tôi và tôi lại ngóng ra bến nước. Má tôi trông tin chị hai Hường hoặc là bà trông cảngười nữa. Bà muốn được biết chị tôi có yên ấm ở nhà chồng hay không, có mạnh khỏehay không và bà mong chị, nếu có thể, thu xếp về thăm nhà một vài ngày. Đó là nỗi lòngcủa người mẹ với sự an phận khi con gái phải theo chồng.Còn tôi mong nhớ chị bằng nỗi buồn da diết của đứa em bé bỏng mà trong chừng ấy nămcủa chừng ấy tuổi đầu, tôi và chị đã cận kề, quấn quýt với nhau như hình với bóng. Tôichẳng muốn lý giải tình cảm gắn bó giữa hai chị em mặc dù, cho đến bây giờ, láng giềngvẫn bảo tôi và chị không là ruột thịt. Người ta bảo, bởi vì tía má tôi chỉ có mỗi mình chịhai tôi nên ông bà mới xin thêm con nuôi phòng khi sau này phải gả con gái đi xa. Ngườita còn nói rõ là lúc ấy, vì ngoại tôi bệnh kéo dài nên má tôi cho chị Hường về quê đểchăm ngoại. Hơn nửa năm, ngoại tôi lành bệnh. Má tôi về thăm bà sẵn đón con gái vềnhà. Trên đường về, thấy có người đem cho đứa trẻ mới sinh, má tôi và chị hai biếungười ấy ít tiền rồi bồng tôi về nuôi dưỡng. Người ta bảo là nói lại theo lời kể của má tôi.Tôi đem chuyện đó hỏi má và chị hai. Má tôi chỉ ừ cho qua chuyện. Chị Hường có lẽ sợtôi tủi thân, dỗ dành:- Người ta nói gì cũng mặc kệ! Cưng không phải con nuôi của nhà này đâu!- Không phải con nuôi, là gì? - Là con ruột, ruột thiệt là ruột!Dù sao, tôi vẫn thích tin lời của chị hai hơn bởi vì tôi không muốn mình là con nuôi củatía má và cũng không muốn mình là em nuôi của chị hai Hường.Dạo tía má tôi gả chị hai Hường tôi đã xấp xỉ mười hai tuổi. ở vào tuổi ấy, tôi chưa hiểuhết mọi điều, mọi lẽ nhưng đã có thể cảm nhận qua từng sự việc. Hôm chuẩn bị đámcưới, chị hai Hường khóc suốt còn má tôi thì buồn hiu. Tôi lẩn quẩn bên má và chị màchẳng chia sẻ được gì. Có lẽ, vì còn bé quá nên tôi chưa đủ sức để cảm thông với nỗiniềm lớn lao của má và chị hai tôi. Đêm nhóm họ để rạng sáng ngày sau đưa dâu, chị haiôm tôi vào lòng rồi thút thít khóc. Tôi đã muốn khóc theo chị dù không hiểu vì sao chị lạibuồn đến vậy. Má tôi bước vào buồng. Thấy tình cảm của chị em tôi như vậy, bà đứngsững giây lát rồi hạ giọng nói với chị Hường:- Nó còn nhỏ lắm, chưa hiểu được đâu. Con đừng nói gì với nó! Sáng mai con cứ về bển.Có gì, con nhắn tàu đò về cho má biết tin...Chị Hường lau nước mắt, cúi xuống hôn lên tóc tôi rồi bảo tôi chạy đi chơi để chị còn sắpxếp tư trang, vật dụng mang theo. Tôi rời chị, ra khỏi buồng, nơi hai chị em vẫn ngủchung suốt từ lúc tôi còn ẵm ngửa, mà lòng đầy hoang mang, thắc mắc. Tôi linh cảm chịtôi sẽ gặp điều bất trắc trong cuộc cưới xin này hoặc là má và chị tôi không hài lòng vềđám cưới. Nhưng vì lẽ gì chị hai tôi lại lặng thinh làm theo ý của tía tôi, ưng lấy ngườichồng mà hình như chị không muốn lấy?Tôi biết, chị hai tôi đâu quá dễ dãi để chọn lấy một tấm chồng. Trước đây, chị tôi đã từnglắc đầu từ chối nhiều đám nhờ mai dong đến xin hỏi cưới. Như vậy mà dần dà, chị tôi đãtròm trèm ở tuổi ba mươi. Có lẽ, như những đứa em quá yêu mến chị mình, tôi thấy chịhai tôi là ngon lành nhất. Sự ngon lành ấy, phải kể đến ba điều, đáng khiến chị tôi treo giángọc. Đó là... thứ nhất, chị tôi tuy không đẹp lắm nhưng rất có duyên. Thứ hai, chị tôi làngười phụ nữ có tài nấu nướng. Chị biết nấu nhiều món ăn mà món nào cũng hợp khẩu vịcủa tía má và tôi. Chị lại biết làm nhiều thứ bánh. Thứ ba, chị tôi có tài đặc biệt, màkhông phải anh thanh niên nào cũng sánh được, là tài đánh võ, đi quyền. Khoản này, chịhai tôi được sự truyền dạy chu đáo của tía tôi. Cần phải nói thêm, tía tôi là người giỏi võ,tiếng tăm lan khắp một vùng. Ai nghe đến tên thầy Tám Mạnh cũng đều kính nhường,quý trọng. Tía tôi không mở lò luyện võ tại nhà. Những khi trà dư, tửu hậu, vui bạn, đẹplòng, ông mới dạy cho ai đó vài đường quyền, vài thế võ. Ông không đánh giá quá cao sởtrường võ nghệ của mình. Theo ông, người ta sống được với nhau không phải hơn thuabằng vũ lực; chỉ lẽ phải ở đời mới thu phục được nhân tâm. Ông truyền dạy võ thuật lạicho chị hai tôi cũng như nội tôi đã truyền dạy lại cho ông, giữ cái nếp cha truyền con nối.Chị Hường tập võ, đi quyền từ lúc còn tấm bé. Khi ấy, tôi chưa có mặt trong cuộc đờinày. Má tôi kể rằng: thuở chị Hường mười sáu, mười bảy tuổi, có ba anh thanh niên ởlàng bên rủ nhau đến, muốn thử tài của chị. Mấy người ấy rót rượu mời tía tôi, xin phép.Tía tôi gọi chị Hường ra, hỏi chị có nhận lời thi đấu với họ hay không? Chị gật đầu, mờihọ ra sân. Có cả tía má tôi cùng ngồi xem, chị hai tôi lần lượt hạ từng người một. ấy là tôinghe chuyện do má tôi kể lại. Còn bây giờ, chị hai Hường thay tía tôi truyền dạy võ nghệcho tôi. Ngày học chữ, đêm tập luyện võ, tôi ...