Danh mục

Sống hữu ích cho đời

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.75 KB      Lượt xem: 36      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sống hữu ích cho đời Sống hữu ích cho đời “…Nếu bạn tận hiến cho tình yêu và niềm đam mê của mình, bạn sẽ được những điều tốt đẹp. Nhưng nếu chúng không đến với bạn, hãy thay đổi và chọn những mục tiêu khác.” - Jack Kornfield Hiện nay, tôi là một trong những huấn luyện viên lâu năm và là một trong những sáng lập viên của Trung tâm Spirit Rock, một trung tâm thiền học chuyên trợ giúp cộng đồng các hình thức luyện tập nhận thức tư tưởng, sự tịnh tâm và lòng trắc ẩn để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sống hữu ích cho đời Sống hữu ích cho đời Sống hữu ích cho đời “…Nếu bạn tận hiến cho tình yêu và niềm đam mê của mình, bạn sẽ được những điều tốt đẹp. Nhưng nếu chúng không đến với bạn, hãy thay đổi và chọn những mục tiêu khác.” - Jack Kornfield Hiện nay, tôi là một trong những huấn luyện viên lâu năm và là một trong những sáng lập viên của Trung tâm Spirit Rock, một trung tâm thiền học chuyên trợ giúp cộng đồng các hình thức luyện tập nhận thức tư tưởng, sự tịnh tâm và lòng trắc ẩn để họ có thể sống một cuộc sống tinh thần bình an trong đời sống gia đình, trong hoạt động kinh doanh, sáng tạo nghệ thuật và cả lĩnh vực chính trị. Giáo trình giảng dạy của Spirit Rock xuất phát từ các truyền thống Phật giáo và mở rộng cho tất cả mọi người không phân biệt trình độ học vấn, tôn giáo và địa vị xã hội. Không phải mọi người đến đây để trở thành Phật tử, giáo sĩ thiền hay thánh nhân để phù hộ gia đình họ. Họ đến để học cách đánh thức bản tính thiện của mình để có một cuộc sống đúng với chân giá trị của bản thân và sự tri ngộ vô biên. Đó là một trung tâm giáo dục kiểu Mỹ, giảng dạy các triết lý Phật giáo theo phong cách Mỹ; không có tụng niệm hoặc lễ nghi tôn giáo nào nên những lời giảng dạy rất đơn giản và dễ hiểu. Theo ước đoán của tôi, hiện trung tâm có mười ngàn người đến học mỗi năm và danh sách những người thường xuyên liên lạc với chúng tôi đã lên đến bốn mươi ngàn địa chỉ. Chúng tôi hy vọng có thể cung cấp một không gian tĩnh lặng để mọi người có thể tạm xa lánh những rối rắm đời thường, có thể tịnh tâm và mở rộng lòng từ bi hỉ xả để từ sự tĩnh tại đó, họ sẽ trở nên hạnh phúc hơn, sáng suốt hơn. Chúng tôi đặc biệt giúp đỡ những người muốn học cách vượt qua các khó khăn và bất kỳ trở ngại nào xuất phát từ nỗi sợ hãi, lo lắng, giận dữ hay bất an trong lòng. Chúng tôi cũng đón tiếp các vị mục sư, linh mục và các giáo sĩ Do Thái đến với trung tâm. Họ muốn học cách tĩnh tâm thiền định để dạy cho giáo dân của họ. Chúng tôi đã có nhiều khóa học đặc biệt như thế. Chúng tôi cũng có một giáo trình dạy thực hành thiền tại gia và nhiều khóa huấn luyện cho giới trẻ ở các khu phố nghèo trong các cộng đồng khác nhau. Khi còn nhỏ, tôi không mảy may nghĩ rằng mình sẽ làm những việc như đang làm ngày hôm nay. Cha tôi là một nhà khoa học thành công nhưng bất hạnh vì cuộc sống luôn bị quấy rầy. Cha tôi dạy trường y và nhiều viện hàn lâm khác nên tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người thành đạt. Có người rất dễ mến, có người rất đáng thương nhưng cũng có người rất bạo tàn. Tôi bắt đầu nhận ra rằng sự thông minh, lỗi lạc, và danh tiếng khắp thế giới có khi cũng không mang lại hạnh phúc. Hạnh phúc thật sự của con người chỉ đến từ sự hài lòng về sự tồn tại của chính họ trên thế gian này, chứ không phải từ những thành công xuất sắc về thương mại hay những giải thưởng hàn lâm danh giá. Tôi bỗng quan tâm đến điều đó khi chỉ mới là một cậu bé mười mấy tuổi. Cha tôi là một người đáng sợ, hay giận dữ, rất độc đoán và khó khăn. Mỗi khi ông về đến nhà thì bốn anh em tôi nín bặt, chờ đợi xem tâm trạng ông thế nào ngày hôm đó. Mẹ tôi thì lại rất hướng ngoại, sống rất lạc quan và dễ chịu. Bạn bè tôi ai cũng yêu quý bà và hay đến tâm sự với bà đủ mọi chuyện trên đời. Tuy nhiên khi cha tôi có mặt thì họ lặn mất tăm! Anh em chúng tôi đã thử mọi cách để làm vừa lòng ông nhưng vô ích. Tôi trở thành người kiến tạo hòa bình duy nhất trong nhà. Ngày nay tôi vẫn phải làm công việc ấy. Một người anh của tôi chắc sẽ phản kháng lại cha tôi nếu anh trở lại thời đó. Một anh khác thì sa sút tinh thần, bởi không thể chịu đựng nổi cha tôi. Còn người thứ ba thì trở nên hài hước và hay ví von. Còn tôi, khỏi phải nói tôi mừng đến mức nào khi được bước ra khỏi nhà để vào đại học. Tôi rất thích khoa học vì cha tôi là một nhà vật lý sinh học, một trong những người đầu tiên sáng chế ra loại thuốc con nhộng, máy giúp thở và tim nhân tạo. Nhưng chỉ đơn giản là thích thế thôi, chúng tôi không ước mơ trở thành khoa học gia này nọ mà chỉ cố học cho thật giỏi. Tôi vào lớp dự bị y khoa của Đại học Dartmouth. Với tôi, làm bác sĩ cũng tốt. Học kỳ đầu tiên tôi theo học môn hóa hữu cơ và vài môn khoa học khác. Sau đó tôi ghi danh vào lớp Châu Á Học với một vị giáo sư thỉnh giảng từ Harvard, Tiến sĩ Wing Tsit Chan. Tôi ngưỡng mộ vốn kiến thức uyên thâm của ông về nền văn hóa Trung Quốc, về Đạo Khổng và hệ thống khoa cử của chế độ phong kiến Trung Quốc ngày xưa. Sau cuộc khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn 1900 - 1901 (cuộc nổi dậy của các võ sĩ Trung Quốc), ông cũng nghiên cứu thêm về nền văn hóa hiện đại của Trung Quốc. Một hôm, ông giảng cho chúng tôi nghe về Lão Tử và Phật giáo. Tôi như được mở mắt và bừng tỉnh. Sau một thời gian ngắn, tôi chuyển hẳn sang học ngành này. Tôi bắt đầu đọc quyển Tây Tạng Kinh về Sự Chết và bất cứ sách nào nói về phái Thiền Tông (Zen). Đó là vào những năm 1960 và trên thế giới xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng mới nên có lẽ tôi cũng bị tác động chăng? Những năm 1960, tiền bạc chưa p ...

Tài liệu được xem nhiều: