Danh mục

Sông Lam, dòng chảy những chiến công

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.08 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi có may mắn từng được lên tận miền biên giới, nơi dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ chảy vào đất Việt. Và nhiều lần đến với Cửa Rào, nơi hợp lưu của hai con sông ấy để “sinh thành” nên dòng Lam, biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ. Và từng được dạo chơi ở vùng Cửa Hội, nơi dòng sông hòa vào biển lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sông Lam, dòng chảy những chiến công Sông Lam, dòng chảy những chiến côngTôi có may mắn từng được lên tận miền biên giới, nơi dòng Nậm Nơn và Nậm Mộchảy vào đất Việt. Và nhiều lần đến với Cửa Rào, nơi hợp lưu của hai con sông ấyđể “sinh thành” nên dòng Lam, biểu tượng của văn hóa xứ Nghệ.Và từng được dạo chơi ở vùng Cửa Hội, nơi dòng sông hòa vào biển lớn. Nếu ai có dịpxuôi ngược dòng Lam, hẳn sẽ rất đỗi tự hào về sông nước quê hương, là dòng chảy củathời gian và chứa đựng bao trầm tích lịch sử – văn hóa…Theo số liệu của ngành Địa lý, sông Lam bắt nguồn trên lãnh thổ nước bạn Lào, chảy quanội địa nước ta với chiều dài hơn 360 km. Sau khi “nhập tịch” vào Việt Nam, đi qua baothác ghềnh hiểm trở trên địa bàn huyện Kỳ Sơn và Tương Dương, dòng Nậm Nơn vàNậm Mộ gặp nhau ở ngã ba Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng (Tương Dương). Từ đây, dòngsông mang tên sông Cả (sông lớn), hay còn gọi là sông Lam. Dòng Lam chính là huyếtmạch của xứ Nghệ, góp phần hình thành, vun đắp truyền thống lịch sử và văn hóa vùngquê mang đậm dấu ấn bản sắc. Nói cách khác, dòng sông này gắn liền với số phận vàtừng bước đi thăng trầm của quê hương xứ Nghệ suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựngnước và giữ nước. Thật sự không quá lời khi nói rằng mỗi khúc sông, bến nước đều chứađựng một câu chuyện lịch sử. Sông vẫn miệt mài đổ ra biển lớn, dòng thời gian vẫn trôivề miền vô tận, những cột mốc lịch sử vẫn sừng sững hiện diện dọc đôi bờ và trong tâmthức người dân xứ Nghệ.Xin được bắt đầu từ ngã ba Cửa Rào, nơi khởi nguồn của dòng Lam thơ mộng. Mỗi lầnđặt chân đến nơi đây, tôi lại nhớ đến lời nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: “Rồi lại thấy ở nướcmình có cái gì đó gần như tín ngưỡng với ngã ba sông. Ngã ba sông nào cũng huyền sử,huyền thoại, ít nhiều thiêng liêng, cũng là vùng rừng- đất- nước- trời mà bà con bản xứcũng như các lữ khách đều mê mải kiếm tìm…”. Quả thật, từ bao đời nay, trong tâm thứcngười dân bản xứ, ngã ba Cửa Rào là một địa điểm rất đỗi linh thiêng. Thiêng vì trên doiđất nằm ở vị trí giữa ngã ba sông có một ngôi đền cổ kính, nơi gửi gắm đời sống tâm linhcủa những cư dân vùng thượng nguồn. Thiêng vì ở nơi đây có những cây cổ thụ hàngnghìn năm tuổi in bóng xuống dòng nước trong xanh như là những chứng nhân trong suốtdòng chảy lịch sử. Cũng chính nơi đây, các nhà khảo cổ học từng phát hiện được nhiềuhiện vật có giá trị như dụng cụ sản xuất bằng đá, trống đồng và một số vũ khí được làmtừ chất liệu đồng và đặt tên cho di chỉ này là Đồi Đền. Các hiện vật phát hiện tại di chỉkhảo cổ học Đồi Đền được xác định thuộc nền văn hóa Phùng Nguyên, cách ngày naychừng trên dưới 4.000 năm. Như vậy, cách đây hơn 4 thiên niên kỷ, đôi bờ dòng Lam đãtrở thành nơi cư trú và sản xuất của người Việt cổ.Xứ Nghệ từng là mảnh đất “phên dậu” của quốc gia Đại Việt. Đây chính là tiền đồn đểcác vương triều thay phiên nhau trấn giữ từng tấc đất biên cương trước họa xâm của giặcChiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man. Đôi bờ dòng Lam vẫn còn in đậm dấu ấn của một thờibinh lửa, vẫn còn đó những câu chuyện của một thời chiến chinh. Và nói đến mảnh đấtxứ Nghệ, chúng ta không thể không nhắc tới công lao của Uy Minh Vương Lý NhậtQuang (988- 1057), người có công chiêu dân lập ấp, khai phá giang sơn và giữ yên bờcõi. Sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, triều đình nhà Lý đã cử ông vào đây loviệc thiết lập kỷ cương, giữ cho đời sống luôn ổn định. Phụng mệnh triều đình, Lý NhậtQuang đã thực hiện nhiều kế sách để phát triển kinh tế, giữ vững biên cương như chỉ đạodân binh mở mang sản xuất, đào kênh dẫn nước.Đặc biệt, với tầm nhìn chiến lược của một vị tướng tinh thông binh pháp, ông chính làngười mở con đường thượng đạo từ lỵ sở Bạch Đường (xã Bồi Sơn- Đô Lương ngày nay)men theo sông Lam, lên tận vùng biên giới Ai Lao (huyện Kỳ Sơn). Quốc lộ 7A chạy dọctheo sông Lam ngày nay là dấu tích của con đường thượng đạo năm xưa, gắn liền với têntuổi và công lao khai phá của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Theo sử sách, ông bịthương trong một trận chiến với giặc Ai Lao ở miền Tây Nghệ An và mất lúc rút về đếnlỵ sở Bạch Đường. Trên đường rút về lỵ sở, nơi nào ông bị rỏ máu xuống đất, người dânnơi đó liền lập đền thờ. Vì lẽ đó, ngày nay đi suốt triền sông Lam, chúng ta thường bắtgặp những ngôi đền thờ Lý Nhật Quang. Đó là đền Quả Sơn, nằm uy nghi nơi vùng đấtBạch Đường xưa- 1 trong 4 “tứ linh” theo quan niệm của người dân xứ Nghệ. Ngược lêncác huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương đều có đền thờ Uy Minh Vương. Đượcbiết, ở vùng đất Thanh- Nghệ- Tĩnh có tới hơn 50 ngôi đền thờ Lý Nhật Quang. Như vậy,đã gần 1.000 năm trôi qua, đã bao lần vật đổi sao dời, tang thương dâu bể nhưng dòngLam vẫn còn lưu dấu và soi tỏ công đức của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang để hômnay người dân Nghệ An thêm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước.Lễ hội đầu nguồn sông LamXin được trở lại thượng nguồn sông Lam, nơi có ngôi đền thiêng ở ngã ba sông huyềnthoại. Ngôi đền ấy đã có lịch sử gần 700 năm ...

Tài liệu được xem nhiều: