Danh mục

Sống tích cực như sức xuân

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 145.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong mùa xuân, trục tự quay của trái đất nghiêng tăng dần về phía mặt trời và các giờ được chiếu sáng tăng dần lên để bằng hoặc lớn hơn 12 giờ mỗi ngày và nó tăng rất nhanh ở các vĩ độ lớn. Bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm một cách đáng kể, làm cho thực vật đâm chồi nở hoa. Vì thế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sống tích cực như sức xuân Sống tích cực như sức xuân Trong mùa xuân, trục tự quay của trái đất nghiêng tăng dần về phía mặt trời và các giờ được chiếu sáng tăng dần lên để bằng hoặc lớn hơn 12 giờ mỗi ngày và nó tăng rất nhanh ở các vĩ độ lớn. Bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm một cách đáng kể, làm cho thực vật đâm chồi nở hoa. Vì thế mỗi độ xuân sang, lòng ta vẫn như trảy hội. Mùa hạ có vẻ nồng nàn, cuồng nhiệt, mùa thu mang sắc thái hoài niệm, vương vấn, mùa đông với vẻ ảm đạm như trút bỏ những gì tàn úa để xuân về lại bừng lên sự sinh sôi.Thời gian mùa xuân được coi là thời gian của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới (cho cả động và thực vật) và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu. Mỗi chúng ta đều mong muốn cuộc đời mình sẽ luôn như mùa xuân, luôn sống tích cực, hòa hợp giữa những tinh túy bên ngoài với mầm sống bên trong, ta sẽ mạnh mẽ với nguồn năng lượng căng tràn như sức xuân. Ta cũng mong muốn mình sẽ như những chồi xuân, luôn vươn tới ánh sáng mặt trời, luôn mơn mởn tươi vui, tuôn trào nhiệt huyết, mong muốn hiến dâng, lan tỏa. Ta sẽ phát triển, sinh sôi nảy nở, lớn lên từng giờ, từng ngày. Nhưng nghĩ và nói về điều đó chưa đủ để cuộc sống của ta luôn tích cực như sức xuân. Vì mỗi chúng ta có ba phần: tư duy (trí), hành động (thân) và cảm xúc (tâm). Người tích cực là người có tư duy tích cực, hành động tích cực và cảm xúc tích cực. Sống tích cực là hài hòa cả trí, tâm, thân đều tích cực. Cái gốc của sống tích cực xuất phát từ cảm xúc tích cực. Cảm xúc là sức sống, cảm xúc là động lực. Cuộc sống luôn bắt đầu từ cảm xúc và kết thúc cũng đầy cảm xúc. Trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và mỗi mùa sẽ kéo dài trong vòng 3 tháng. Mỗi chúng ta cũng có những cảm xúc tương ứng với 4 mùa trong năm như: vui, buồn, nóng, lạnh. Điều khác biệt đó là, chúng ta có thể điều chỉnh thời lượng để niềm vui nhiều hơn nỗi buồn, hân hoan hạnh phúc nhiều hơn khổ đau, sung sướng nhiều hơn giận giữ… ta có thể kéo dài mùa xuân của ta hơn những mùa khác nếu ta thực sự muốn vậy. Nhưng có người cả năm là mùa xuân, có người cả năm là mùa đông lạnh giá. Thiên nhiên luôn bắt đầu bằng mùa xuân, bằng sự đâm chồi nảy lộc, bằng sự vươn lên tươi vui. Con người không phải lúc nào cũng vậy, thậm chí nhiều khi còn ngược lại. Chúng ta sinh ra khóc vang trong nụ cười tràn đầy sung sướng của người thân. Chúng ta luôn phấn đấu để cuộc sống tràn đầy hưng phấn hiến dâng, thể hiện, luôn gia tăng giá trị cho đời để mỗi khắc giây đều tràn đầy nhựa sống – cảm xúc tuôn trào. Chính vì vậy hãy luôn gia tăng và lưu giữ trong mình những cảm xúc tích cực, sung sướng nhất. Nếu như động thực vật luôn khiến chúng ta bị thu hút bởi những nét đẹp riêng, những chồi non xanh, những bông hoa rực rỡ, bằng những giá trị mà nó mang lại thì con người lại quen với cách gây chú ý bằng những điều tiêu cực và khổ đau. Ta không biết rằng, mỗi người đều có hai cách để tạo sự chú ý của người khác đó là đau khổ & sung sướng. Nhưng từ bé chúng ta đã quen với gây chú ý bằng đau khổ. Đó là khi ta khóc mẹ sẽ chạy đến bế ta, cho ta ăn, nếu thấy chưa đủ thì ta khóc to hơn nữa, khi đó dù bận đến đâu thì mọi người vẫn phải bỏ việc để đến bên cạnh ta, chăm sóc, chia sẻ. Ngược lại khi ta vui cười ít người biết đến ta, ít người chú ý đến ta, chỉ khi rảnh rỗi những người khác mới chú ý đến nụ cười của ta, khơi gợi nụ cười của ta và chung vui với ta. Câu nói “Con có khóc thì mẹ mới cho bú” đã hằn sâu vào trí, đã ghi tâm khắc cốt trong ta tạo nên một thói quen rất mạnh: muốn được chú ý hãy làm kẻ đáng thương. Không chỉ có vậy, mỗi người muốn sung sướng thì trước tiên phải tồn tại. Bản năng sinh tồn bắt con người luôn phải chú ý đến cái xấu, cái đau khổ để mà né tránh, đó là bản năng bậc thấp nên rất mạnh. Bản năng vui sống thể hiện là bản năng bậc cao và yếu hơn. Nếu chúng ta để cho tự nhiên xảy ra thì bản năng an toàn, sinh tồn luôn thắng thế. Ta có thể thấy rất rõ điều đó từ thực tế quanh ta, xã hội học đã thống kê được rằng, trung bình một ngày mỗi người ca thán, chê bai khoảng 450 lần, khen ngợi chỉ 15 lần. Nếu ta đặt một chiếc máy ghi âm ở những nơi công cộng đông người, ta sẽ tự thấy được điều đó. Chính vì vậy cuộc sống của ta buồn nhiều hơn vui, đau khổ nhiều hơn sung sướng, ta thường tìm đến những điều xấu nhiều hơn những điều tốt. Ta đã quên mất rằng, ta có thể gây chú ý bằng nụ cười, bằng nét rạng ngời, bằng những điều tốt đẹp, bằng những cảm xúc tích cực và bằng những giá trị mà ta cống hiến cho cuộc đời như muôn loài vẫn đang làm. Có câu thơ đã nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Niềm vui hay nỗi buồn đều từ bên trong ta mà ra. Cảm xúc tiêu cực hay tích cực cũng do ta quyết định. Nhưng ta hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho những người khác. Ta thường không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình và để cảm xúc phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, lâu nay chúng ta được đào tạo thiên về trí, một chút về thân và gần như không đư ...

Tài liệu được xem nhiều: