Mới thế mà đã được hơn hai tháng tôi làm ở đây rồi. Công việc bắt đầu từ năm giờ, mười giờ hơn dọn dẹp về nghỉ ngơi, mai chiều lại đến. Cứ vậy, tất tần tật mọi ngày trong tuần, kể cả thứ bảy chủ nhật. Cái tên thơ mộng của nhà hàng hẳn đến từ địa thế cạnh dòng sông đón gió ùa lồng lộng, thấp thoáng xanh rờn trên mặt nước những đám lục bình trôi. Thực khách thường tìm mọi cách được ngồi ở chỗ sát mép sông, vừa tiện ngắm khung cảnh mây nước yên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sông Trăng Sông Trăng TRUYỆN NGẮN CỦA LƯU QUANG MINHMới thế mà đã được hơn hai tháng tôi làm ở đây rồi. Công việc bắt đầu từ năm giờ, mườigiờ hơn dọn dẹp về nghỉ ngơi, mai chiều lại đến. Cứ vậy, tất tần tật mọi ngày trong tuần,kể cả thứ bảy chủ nhật.Cái tên thơ mộng của nhà hàng hẳn đến từ địa thế cạnh dòng sông đón gió ùa lồng lộng,thấp thoáng xanh rờn trên mặt nước những đám lục bình trôi. Thực khách thường tìm mọicách được ngồi ở chỗ sát mép sông, vừa tiện ngắm khung cảnh mây nước yên bình lại hítthở không khí trong lành lấp đầy lồng ngực. Những buổi tối quần quật với công việc chạybàn, vẫn có đôi phút giây tôi lơ đãng “lo ra” ngắm nhìn sông nước. Và khi trông rõ ánhtrăng trên cao rọi xuống loang đầy mặt nước sóng sánh, cảm giác chân tay như hoàn toàngiãn duỗi, dẫu cả người giờ này đã thấm mệt.“Nguyên! Đi lấy đá, em!”Giật mình trở về với thực tại, tôi vâng vâng dạ dạ.Chạy vào khu bếp, mở thùng đá xúc từng đợt cho đến khi đầy xô, tôi không quên với taylấy cái kẹp đá. Vừa bước ra thì đụng nhỏ Linh.“Anh Nguyên!”“Gì em, xích ra anh lấy đá cho khách…”“Hông!”“Gì? Giỡn mặt hả?”“Ừ đó, giỡn mặt đó, thì sao?”Tôi mặt nhăn mày nhó. Con nhỏ này thấy ghét ghê. Linh vào làm cùng một đợt với tôi,cũng chạy bàn lặt vặt. Nói vậy chứ, là con gái nên công việc của Linh nhẹ nhàng hơn tôinhiều.“Thôi nha, anh đang làm!”“He he, anh Nguyên, mai anh với em xin nghỉ một ngày đi coi ca nhạc không?”Nhỏ này khùng rồi. Xin nghỉ để đi coi ca nhạc? Hết biết nó luôn.Tôi chạy ra khu của mình, gắp đá vào ly cho khách. Nhà hàng có tổng cộng bốn khu nhưvậy, gọi tắt thế này: “sông một”, “sông hai”, “vườn”, “nhà lá”. Nghe thì khó hiểu, nhưngthật ra cũng chẳng có gì. “Sông một” và “sông hai” là đôi dãy bàn ngay dọc mép sông,nơi mát nhất và khung cảnh cũng đẹp nhất. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi hầu nhưlúc nào hai khu này cũng thường chật kín khách. Còn lại khu “vườn” nằm ở giữa quán, cótên vậy vì do nhiều cây cối, hoa cỏ. “Nhà lá” thì càng đơn giản hơn nữa. Chỗ ấy ở trongnhà, phía trên lợp lá cho ra dáng “miệt vườn”, nên gọi là “nhà lá”.Khu “sông một” này ngoài tôi ra có thêm hai người nữa cùng phục vụ. Tôi chỉ là chânchạy bàn, việc “O-đờ”* là của anh Hoàng. Có thể nói anh là “sếp” của tôi, chỉ huy mọicông việc, tôi thực hiện theo. Nhưng để làm được “O-đờ” cũng chẳng dễ dàng gì. Phải có“thâm niên” phục vụ ở đây thời gian dài, thuộc hết các món trong me-nu, giao tiếp tốt,hoạt bát, nhanh nhẹn, vui vẻ.Người còn lại làm cùng tôi chính là con nhỏ Linh.“Gắp đá cho khách bên đó nữa em!” – anh Hoàng vỗ vai tôi chỉ qua bàn trước mặt.“Dạ, dạ!”Linh bưng mâm đồ ăn từ khu bếp lên. Tôi bỏ xô đá, lại đỡ cho nó.“Cảm ơn “cưng” nha!”Tôi rùng mình:“Nhỏ này dạo này khùng thấy ớn!”“Sao kêu tui khùng! Thấy ghét!”Tôi đặt cái mâm xuống, bưng dĩa đồ ăn lên cho khách. Linh phụ tôi dọn mấy chén nướcchấm dùng cùng đặt trên bàn.“Cái này là món gì vậy cháu?” – Một ông khách ngồi cùng mấy vị toàn đáng tuổi cha chútôi lên tiếng hỏi.“Dạ đây là món giò heo chiên giòn, một trong những đặc sản của quán, mời các chú cácbác cùng thưởng thức!” – Anh Hoàng nhanh nhảu trả lời vị khách ngay.Ông già gật gù gắp một miếng nhai ngon lành.Thứ bảy nên quán nườm nượp. Mai chủ nhật sẽ lại càng đông nữa. Cũng phải, làm việccả tuần chỉ đến thứ bảy chủ nhật người ta mới có thời gian tụ tập gia đình bạn bè đi ănnhà hàng. Vừa thưởng thức món ngon vừa tận hưởng khung cảnh thiên nhiên cùng khítrời mát mẻ, khác hẳn những con đường bụi băm ô nhiễm “kinh niên” trong thành phố thìcòn gì bằng.Rảnh tay, Linh lại quay sang tôi hỏi chuyện:“Mai anh Nguyên có đi học không?”“Không em, mai chủ nhật mà! Học từ thứ hai đến thứ bảy thôi.”“Anh Nguyên giỏi thiệt nha. Vừa học vừa làm, em thì chịu thua…”“Thì một thân một mình trên này, đi làm trang trải việc học chớ em. Ba má đâu có nuôimình mãi được đâu.”Linh nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh lắm.“Ngưỡng mộ anh Nguyên quá à!”“Ngưỡng mộ gì trời…” – Tôi cười cười.“Ủa Nguyên, bữa em nói em học gì anh quên rồi?” – Anh Hoàng đứng gần nghe chuyệnquay sang hỏi tôi.“Dạ ngành môi trường, anh.”“Cha, nghe lạ ta. Rồi mốt ra làm gì em?”“Chắc cải tạo thành phố giống không khí ở đây nè anh!”Anh Hoàng nghe xong phá lên cười, tôi cũng cười theo.“Ừ, coi bộ được đó em!”Linh khều tay tôi:“Anh Nguyên…”“Gì em?”“Lát anh cho em quá giang về nha.”Tôi gật đầu, sẵn sàng thôi.Nghỉ một chốc, đợt khách khác lại đến. Chúng tôi tiếp tục chạy tới lui bưng bê đồ ăn thứcuống liên tục như thế cho tới khi quán đóng cửa, xúm nhau vào dọn dẹp, khiêng ghế cấtbàn, quét sân, lau chùi, dọn rác, tắt đèn quạt… Mười giờ rưỡi, cuối cùng cũng xong xuôi.Bấy giờ anh Hoàng mới gọi:“Hai đứa, lấy tiền “tip” nè!”Ngày nào cũng vậy, cuối buổi là ba anh em ngồi lại chia tiền “tip” với nhau. Tiền này dokhách “bo”, sau khi đã thanh toán xong hóa đơn, nếu họ cảm thấy hài lòng ...