Các lễ nghi tuần thất, phong tục tập quán về tang lễ theo truyền thống của người Việt Nam
Tôi thường hay có cơ hội để đi thuyết giảng trên khắp nước Đức và nhiều nơi trên thế giới và mỗi lần như vậy đều có những giờ rảnh để cho học viên hỏi cũng như trả lời. Đây cũng là cơ hội để người Phật Tử gần gũi quý Thầy hơn. Có lúc tôi hỏi quý Phật Tử tại gia rằng: Để có một đám cưới người ta phải chuẩn bị bao lâu? - Có nhiều câu trả lời được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐNG VÀ CHẾT - Các lễ nghi tuần thất, phong tục tập quán về tang lễ
Các lễ nghi tuần thất, phong tục tập quán về
tang lễ theo truyền thống của người Việt Nam
Tôi thường hay có cơ hội để đi thuyết giảng trên khắp nước Đức và nhiều nơi trên
thế giới và mỗi lần như vậy đều có những giờ rảnh để cho học viên hỏi cũng như
trả lời. Đây cũng là cơ hội để người Phật Tử gần gũi quý Thầy hơn. Có lúc tôi hỏi
quý Phật Tử tại gia rằng: Để có một đám cưới người ta phải chuẩn bị bao lâu? - Có
nhiều câu trả lời được nghe là, trước đó một năm, nửa năm hay trễ nhất là ba tháng.
Sau đó tôi đặt một câu hỏi tiếp. Vậy quý vị trong đây có ai chuẩn bị cho mình một
sự chết, như chuẩn bị một đám cưới không? thì chẳng ai trả lời, mà đều nhe răng
cười. Bình thường mà nói cái gì chuẩn bị kỹ càng thì kết quả sẽ tốt đẹp. Còn cái gì
lơ đểnh thì kết quả cũng chỉ là một sự hợp thành của sự chểnh mãn mà thôi. Tuy
biết rằng chúng ta đang sống cũng có nghĩa là chúng ta đang đi đến trên con
đường chết chóc đó; nhưng rất hiếm người lưu tâm, cứ để cho cái chết đến gần kề
rồi mới tính toán. Lúc ấy làm sao có đủ sáng suốt mà chuẩn bị?
Có nhiều người gặp đám cưới thì chúc mừng, đám ma thì chia buồn; nhưng theo
tôi thì quan niệm khác. Đúng ra đám cưới phải chia buồn mới phải và đám ma nên
chúc mừng cho người chết. Vì sao có sự lạ đời ấy? Nói về đám cưới trước. Có
phải chăng lâu nay cô cậu sống độc thân, tự do, hồn nhiên vui tính, tất cả mọi việc
hầu như không bị ai trói buộc mình. Bây giờ trong đời sống riêng tư của mình,
ngay cả giấc ngủ, cũng bị một người thứ hai chi phối. Người đó có thể là chồng
hay vợ. Lúc ấy vì thương, nên tất cả đều tha thứ, bỏ qua đi hết. Vì vô minh che lấp
nên dầu có khổ đau cũng ráng mà chịu để đổi lấy sự sung sướng giả tạm trong một
phút giây nào đó. Vậy tất cả những điều trên đây đâu có gì để vui mà chia vui hay
chung vui với cô dâu chú rể, mà phải thành thật chia buồn mới đúng. Vì từ đây cả
hai không còn tự do như xưa nữa.
Còn về đám ma. Thật ra người chết hay được diễn tả là: Họ sẽ mỉm cười, buông
xuôi hai tay về nơi chín suối. Thử hỏi còn gì sung sướng hơn khi đã được xả báo
thân nầy? thân cát bụi sẽ lần lượt trả về cho cát bụi. Vậy đâu có gì để đáng buồn
mà lo? Nếu hiểu đúng nghĩa theo tinh thần trên, đó chính là tinh thần tiêu biểu tích
cực của Phật Giáo; nhưng khó có người chấp nhận lắm. Vì lẽ trong khi ta già, ai
khen mình trẻ mình vẫn vui. Trong khi ta tầm thường, ai khen mình giỏi, mình vẫn
hãnh diện. Tất cả chỉ là ảo ảnh của cuộc đời thôi. Không có gì là sự thật cả ngoại
trừ chân lý. Thế nhưng người ta muốn sống với những cảm giác không thật ấy
nhiều hơn là sự thật. Vì sự thật bao giờ cũng mất lòng mà! Trung ngôn nghịch nhĩ
là thế!
Chỉ những người có tu Phật, học theo Phật và hành hạnh Phật thì họ mới lo xa,
biết để dành và tích tụ phước đức. Còn những người chỉ biết sống nương tựa theo
vật chất và không tin vào một tôn giáo nào, họ cũng chẳng biết là sau khi chết họ
sẽ đi về đâu? Người có niềm tin nơi tôn giáo có nghĩa là người biết lo xa, biết phải
cần cái gì sau khi đã xả báo thân nầy. Người không hiểu đạo thì để dành tiền của
lại cho con cháu, để quan tài lại cho mình; nhưng những thứ ấy không bền. Vì nó
bị biến đổi qua luật vô thường. Còn kẻ hiểu đạo họ không để dành lại tài sản bình
thường mà để lại công đức cho con cháu, để lại sự an lạc nơi chính mình và chấp
nhận sự chết khi hơi thở đã hết. Để lại tiền của có ngày con cái xài rồi cũng hết;
nhưng nếu cha mẹ biết để đạo đức lại cho con thì muôn đời dùng hoài cũng không
hết được. Người biết lo xa là người biết định hướng, mình sẽ đi lối nào khi rời nhà
xách nón ra đi. Còn người sống không có niềm tin, không có mục đích, không có
lý tưởng chẳng khác nào cũng xách nón ra đi khỏi nhà; nhưng chẳng biết đi đâu.
Đó là sự khác biệt nhau giữa người thực hành tôn giáo và người chểnh mãng với
niềm tin của mình.
Tư tưởng sống gởi thác về như chương hai đã trình bày, người Việt Nam vốn tin
là sau khi chết không phải là hết, mà chết chỉ là mới bắt đầu một kiếp sống khác
thôi. Tâm thức tượng trưng cho âm thanh, không khí, điện v.v... tuy không thấy
chúng được; nhưng nó là một thực thể. Tuy không sờ mó được; nhưng phải cảm
nhận được sự hiện hữu của chúng. Nó chỉ thay đổi vị trí để tồn tại, chứ không bị
tiêu diệt dầu ở bất cứ dưới dạng thức nào đi nữa.
Trước khi lâm chung, dĩ nhiên là ở nhiều trạng thái khác nhau. Người bị bệnh nội
thương hay ngoại thương, mỗi một bịnh tình có nỗi đau khác nhau. Không ai đau
thế cho ai được cả và cũng không ai có thể chịu khổ thay cho mình, ngoại trừ
những vị hành Bồ Tát Đạo, nguyện thay thế cho chúng sanh trong bao cảnh nhọc
nhằn của sanh tử như Ngài Địa Tạng, Ngài Quan Âm. Ngài A Nan v.v... chỉ có
những bậc đại giác khi phát nguyện độ sanh mới có thể làm được. Còn đa phần,
nếu là chúng sanh thì chỉ có thể thọ quả báo lành hay dữ, chứ khó mà có dư phước
đức để độ người, trong khi vốn liếng tu hành của mình còn thiếu.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, suốt cả thế kỷ th ...