Danh mục

SỐNG VÀ CHẾT - Lời vào sách

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.44 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

SỐNG VÀ CHẾT Lời vào sách Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo. Mỗi người trong chúng ta đều có một thói quen khác nhau. Tôi thì có thói quen hay viết sách vào mùa hè. Vì đây là mùa an cư kiết hạ; nên có nhiều thời gian hơn các tháng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐNG VÀ CHẾT - Lời vào sách SỐNG VÀ CHẾT Lời vào sách Hôm nay là ngày Mồng Một tháng Năm nhuần năm Mậu Dần, nhằm ngày 24 tháng 6 năm 1998 sau khi làm lễ Bố Tát (Uposatta) tụng giới nơi chánh điện, trở lại thư phòng, tôi bắt đầu viết cho quyển sách của năm nay nhan đề là: Sống và Chết theo quan niệm của Phật Giáo. Mỗi người trong chúng ta đều có một thói quen khác nhau. Tôi thì có thói quen hay viết sách vào mùa hè. Vì đây là mùa an cư kiết hạ; nên có nhiều thời gian hơn các tháng khác. Vả lại, chính trong 3 tháng nầy nội tâm cũng yên tĩnh hơn và ngoại cảnh cũng đẹp hơn và thông thường tôi hay uống 3 chung trà trước khi đi vào một quyển sách, để biết đâu, với hương vị quen thuộc ấy có thể giúp mình thêm một ý sáng tạo nào đó trong khi viết sách. Cả 2 tuần nay, khi mùa an cư kiết hạ đã bắt đầu; nhưng tôi đã chẳng viết được một trang sách nào cả, lý do chỉ đơn thuần là còn phải chuẩn bị cho một số công việc bên ngoài nữa; cho nên mãi đến hôm nay mới bắt đầu. Năm nay lại nhuần 2 tháng năm nữa; nên an cư cũng bắt đầu vào giữa tháng 5 âm lịch, chứ không phải giữa tháng 4 âm lịch như mọi khi. Do vậy mà rằm tháng 7 âm lịch năm nay cũng sẽ trễ đến đầu tháng 9 dương lịch. Ngày 16 tháng 7 âm lịch mới là ngày ra hạ của chư Tăng; năm nay nhằm ngày 6 tháng 9 năm 1998. Đã gần đến mùa Thu rồi, còn gì nữa? Còn không mấy ngày nữa là lần sinh nhật thứ 50 của tôi. Ở Á Đông kể như vậy, chứ theo Tây Phương mới lần thứ 49 mà thôi. Người Tây Phương và Đông Phương có nhiều cái giống nhau và nhiều cái khác nhau lắm. Biết làm sao giải thích cho hết được. Thôi thì phải tập làm quen với nhau rồi mới có thể hiểu với nhau thôi. Ví dụ người Á Châu phải làm quen với dao nĩa khi ăn uống và người Âu Châu phải quen với đũa khi muốn tìm hiểu đến văn hóa của Á Châu. Trên tầng thượng trước phòng của quý chú có một chậu hoa quỳnh rất đẹp và mỗi năm thường hay cho rất nhiều bông vào mùa hạ. Năm nay sinh nhật của tôi có độ 8 hoa quỳnh đã nở. Dĩ nhiên là vô tình rồi; nhưng loài hoa nầy có lẽ cũng muốn cống hiến một chút hương sắc với đời, nên mới nở rộ vào ngày nầy chăng? Nghe đâu hoa quỳnh nở mang nhiều vui tươi và ước vọng đến cho mọi người. Hoa màu vàng nhạt, hương thơm. Lẽ ra phải nở về đêm; nhưng ở xứ Âu Châu nầy hay nở vào buổi chiều, lúc mặt trời gần lặn và chỉ một đêm thôi, ngày mai quỳnh lại tàn. Quỳnh cưu mang cả tháng, từ khi còn ở trạng thái là một chồi và trở thành búp, để rồi nở hoa, nhưng chỉ một đêm, quả thật là loài hoa vương giả. Năm rồi 1997 là năm tuổi của tôi. Khi nói đến năm tuổi là hay nói đến tam tai. Có nghĩa là năm ấy sẽ có ba cái nạn lớn. Đó là hao tài, tiêu tán và mất mạng. Dĩ nhiên là tôi không tin tử vi rồi. Vì tôi đã tin theo Đạo Phật; nhưng cũng có nhiều cái thuộc về hình nhi hạ học cũng phải tin, nhất là chuyện ấy đã qua rồi và nghiệm lại thấy đúng, chứ không phải nhất thiết là ở hình nhi thượng học hết. Nhiều người Á Châu hay tin từ 49 đến 53 tuổi cuộc sống nặng nề lắm. Vì năm tuổi, vì sao hạn v.v... Vả lại cái tuổi nầy có lẽ cũng là cái tuổi đi vào xế chiều của cuộc sống; nên đã có nhiều điều không may đến với mọi người chăng? Theo sự giải thích về tam tai thì những năm ấy người ta phải mất mát tiền bạc; người thân ra đi, hay chính mình phải chết. Nghiệm lại thử năm rồi có đúng với tôi điều nào chăng? Hiển nhiên là có một đến hai sự việc. Đó là 2 Sư Cô lớn tuổi ở chùa ra đi đột ngột cách nhau trong vòng 7 tiếng đồng hồ. Một người mất vào lúc 4 giờ chiều và một người khác mất vào 1 giờ rưỡi khuya. Đó là điều ly tán hay tiêu tán. Còn mất mạng thì tôi chưa chết; nhưng năm rồi cũng phải mổ chân để lấy ra một cục thịt dư; như vậy là mất đi một ít của mạng mình rồi. Còn hao tài thì năm rồi không đáng kể. Bù lại đó ở chùa có trồng 2 cây đồng tiền (Geldblaetter); cây nầy hiếm khi trổ bông lắm; nhưng trước khi cô Hạnh Niệm và cô Hạnh Tịnh mất, cả 2 cây đều nở hoa và cả 3 tháng hoa vẫn chưa tàn. Cây nầy tôi ít thấy khi nào ra hoa. Do vậy mà nhiều người đã bảo là tôi hên, sẽ có chùa lớn hơn chùa Viên Giác nữa. Điều ấy có đúng không thì hãy chờ xem. Cây đồng tiền có lá nhỏ như đồng bạc bằng kẽm, màu đỏ tía và thân ủng nước; nhưng rất chắc. Khi Đông sang cũng như Hè đến, cây đều mạnh khỏe và uống nước rất nhiều. Bông của cây nhỏ li ti như các hoa dại, màu trắng, có thêm một ít màu phụ, trông cũng rất phát tài. Hoa nở có lẽ mang đến cho người niềm vui, hơn là tiền bạc; nhưng có lẽ nhiều người và nhiều đời tin như vậy, ngay cả người Đức nữa; nên tên của cây mới được gọi là Cây Lá Tiền. Đến năm nay 1998 chùa Viên Giác tại Hannover, phần ngoại duyên gặp nhiều chuyện không may; nhưng đồng thời cũng có lắm điều may mắn. Ví dụ năm nay ở trong chùa có nhiều người bịnh cảm, ho cả mấy tháng. Điều nầy có lẽ tại thời tiết bên ngoài. Mà đúng vậy. Tại Đức năm nay không có mùa hè. Thông thườn ...

Tài liệu được xem nhiều: