Quan niệm về sự sống và chết đối với người Trung Quốc và Nhật Bản
Trung quốc và Việt Nam ở rất gần nhau, chỉ cách một biên giới thôi; nên dầu muốn dầu không Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự liên hệ với nhau lâu đời về nhiều phương diện như văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ nghi v.v... Có những cái người Trung Quốc cũng phải học của những nước nhỏ. Ngược lại các nước nhỏ lâng bang của Trung Quốc phải học hỏi tại đây rất nhiều, sau đó mang những tư tưởng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐNG VÀ CHẾT - Quan niệm về sự sống và chết đối với người Trung Quốc và Nhật Bản
Quan niệm về sự sống và chết đối với người
Trung Quốc và Nhật Bản
Trung quốc và Việt Nam ở rất gần nhau, chỉ cách một biên giới thôi; nên dầu
muốn dầu không Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự liên hệ với nhau lâu đời về
nhiều phương diện như văn hóa, tôn giáo, phong tục, tập quán, lễ nghi v.v... Có
những cái người Trung Quốc cũng phải học của những nước nhỏ. Ngược lại các
nước nhỏ lâng bang của Trung Quốc phải học hỏi tại đây rất nhiều, sau đó mang
những tư tưởng học thuật nầy về lại quê hương của mình để biến chế ra thành thức
ăn tinh thần cho dân tộc mình.
Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam là những nước ảnh hưởng rất sâu đậm về nền văn
hóa của Trung Quốc, do vậy mà quan niệm về sự sống cũng như chết đối với các
dân tộc nầy cũng có nhiều điều giống nhau.
Trung Quốc đã có đến 5.000 năm văn hiến. Nơi đây đã sản xuất ra không biết bao
nhiêu nhân tài và vĩ nhân của thế giới như Khổng Phu Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Tô
Đông Pha v.v... Đó là về phương diện Đời. Còn phương diện Đạo thì cũng đã có
vô số kể các bậc Tổ sư như Huệ Khả, Tăng Xáng, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ
Năng, Lâm Tế v.v... Hay gần đây như Ấn Quang Đại Sư, Hư Vân Lão Hòa
Thượng v.v... Tất cả những giá trị tinh thần nầy là một quốc bảo vô giá của gia tài
Trung Quốc vậy.
Khi các dân tộc yếu thế nầy nhìn về Trung Quốc cũng có ý thần phục ở nhiều
phương diện; nhưng nếu Trung Quốc muốn lấn chiếm lãnh thổ, hoặc gây hấn thì
Trung Quốc cũng bị các nước lâng bang tấn công lại như thường. Ví dụ vào thời
Lý, Trần ở Việt Nam vào thế kỷ 11 đến 14, đã bao cuộc đụng độ với Việt Nam,
cuối cùng rồi Trung Quốc cũng phải thua và chạy về nước. Hay mãi đến thế kỷ 18,
vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đem đại binh qua đến Quảng Đông và Quảng
Tây của Trung Quốc để chinh phạt. Rồi gần đây nhất, ở đầu thế kỷ 20 nầy, khi sự
kiện Mãn Châu đã xảy ra, Nhật Bản đã đến làm chủ Trung Quốc mấy năm liền vào
đầu thập niên 40 và đây là bàn đạp để Nhật Bản có thể tiến xuống các nước Đông
Nam Á Châu chiếm làm thuộc địa.
Nhìn trên bản đồ thế giới, nước Nhật mới chỉ lớn hơn một hòn đảo Hải Nam của
Trung Quốc mà dám đem quân xâm chiếm một nước lớn hơn mình cả vạn lần.
Quả là điều vô tưởng; nhưng đó là sự thật. Không biết những nhà cầm quyền thuở
bấy giờ dựa trên lập trường và chính sách nào để đi chinh phạt kẻ khác, giả thử
như bây giờ người ta phải nương cậy vào súng ống và kinh tế. Còn lúc đó có lẽ
Nhật Bản dựa vào tinh thần cực đoan của dân tộc họ chăng? Chiến tranh đã được
gì? chẳng ai trả lời cho trọn vẹn câu hỏi nầy. Chỉ có kết quả là nhà tan cửa nát, gia
đình ly tán, của cải mất mát và gây bao cảnh khổ cho hàng vạn sinh linh. Không
biết những nhà lãnh đạo của thế giới đã nghĩ gì khi họ ban hành những đạo luật
giết người ấy. Vì thế, theo tôi luôn nghĩ rằng: Người làm Tôn Giáo không cần theo
một thể thức chính trị nào cả. Vì lẽ, dầu ở bất cứ dưới chế độ nào, Tôn Giáo vẫn
phải tồn tại. Ngược lại, những người làm chính trị mà không có đạo đức của Tôn
Giáo quả là một điều lầm lẫn.
Đến thế kỷ thứ 18 thì Âu Châu đã tách tôn giáo ra khỏi vương quyền. Điều ấy
đúng; nhưng những người cai dân trị nước bây giờ trên thế giới rất hiếm người có
một đời sống đạo đức tôn giáo thật sâu sắc. Mặc dầu có Quốc hội Lưỡng viện, có
luật pháp bảo vệ; nhưng tất cả chỉ là những cái tương đối của thế gian về luật pháp
mà thôi.
Nhìn lại Trung Hoa mấy ngàn năm trước và Trung Quốc ngày nay, chúng ta học
hỏi được gì? qua bao nhiêu triều đại phong kiến và cộng sản. Chế độ nào cũng tự
cho mình là nhất; nhưng so sánh với ngày xưa, quả thua sút rất nhiều. Ngày xưa
tuy văn minh vật chất không tiến bộ như ngày hôm nay; nhưng đời sống tinh thần
quả là một kho tàng vô giá. Khổng Tử đã dạy cách sống cho kẻ sĩ cũng như mọi
người lúc bấy giờ rằng: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Phải thuận chiều
như thế thì nhà mới yên và nước không có loạn. Nếu tự thân không có đạo đức thì
gia đình không thể hòa hợp được. Khi không làm chủ được gia đình làm sao có thể
cai quản được quốc gia, từ đó đi đến kết luận rằng không thể làm cho thiên hạ thái
bình được. Còn ngày nay lại khác, người ta làm ngược lại những nguyên tắc trên.
Nghĩa là bình thiên hạ trước, đến trị nước sau và lo cho gia đình, rồi mới đến bản
thân. Bởi vậy nên luân thường đạo lý đều thay đổi rất nhanh chóng và xã hội bị
chao đảo mọi điều; lòng người cũng không yên ổn chút nào trong một cuộc sống
khủng hoảng về tâm linh như thế.
Khổng Tử cũng đã dạy người con trai có năm đức tính quan trọng phải làm tròn.
Đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Nhân đây có nghĩa là lòng thương người.
Nghĩa đây là tình nghĩa Thầy trò, cha mẹ, vợ chồng. Sống với nhau phải có cái
nghĩa là vậy. Ngoài ra phải có trí tuệ để phán xét sự việc trước khi hành động và
cuối cùng, nhất là niềm tin. Nếu không có chữ tín thì mọi sự khó thành. Người ta
tin tưởng với nhau ở lời nói. Nếu hứa sai, hoặc nói sai, tức không đáng được tin
cậy.
Khổng Tử cũng đã dạy cho người đàn bà ...