Thông tin tài liệu:
1/ SỐT LÀ GÌ ?38 độ C (100,4 độ F). Một nhiệt độ lấy ở hậu môn là tiêu chuẩn vàng để xác định nhiệt độ cơ thể nơi các nhũ nhi và trẻ em. Các nhiệt độ lấy ở nách và màng nhĩ thiếu tính nhạy cảm (sensitivity) ; một nhiệt độ không sốt (an afebrile temperature) được đo bởi các phương pháp này không loại bỏ một cơn sốt (fever). Một nhũ nhi nhỏ tuổi với nhiễm trùng có thể không có sốt (afebrile). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐT Ở TRẺ DƯỚI 3 TUỔI SỐT Ở TRẺ DƯỚI 3 TUỔI1/ SỐT LÀ GÌ ?38 độ C (100,4 độ F). Một nhiệt độ lấy ở hậu môn là tiêu chuẩn vàng đểxác định nhiệt độ cơ thể nơi các nhũ nhi và trẻ em. Các nhiệt độ lấy ởnách và màng nhĩ thiếu tính nhạy cảm (sensitivity) ; một nhiệt độ khôngsốt (an afebrile temperature) được đo bởi các phương pháp này khôngloại bỏ một cơn sốt (fever). Một nhũ nhi nhỏ tuổi với nhiễm trùng có thểkhông có sốt (afebrile).2/ VIỆC ĐÁNH GIÁ SỐT CỦA CHA MẸ NƠI CON MÌNH CÓ MỨCĐỘ CHÍNH XÁC NHƯ THỂ NÀO ?Việc đánh giá nhiệt độ của da bằng xúc giác của cha mẹ là đúng đắn từ73% đến 98% trong việc xác nhận rằng không có sốt. Việc cha mẹ tin conmình b ị sốt là đúng từ 74% đến 90%. Nói chung, một nhiệt độ được đo ởnhà nên được xem là chính xác.3/ MỘT NHŨ NHI HAY TRẺ NHỎ BỊ SỐT. ĐÂU LÀ VẤN ĐỀ LỚN ? Hầu hết các trẻ nhỏ có một nguồn nhiễm trùng rõ ràng (ví dụ : nhiễm trùng đường hô hấp trên hay viêm tai giữa). Khoảng 20% không có nguồn nhiễm trùng có thể nhận diện được (sốt không rõ nguyên nhân). Bệnh nhiễm vi khuẩn nặng (SBI : serious bacterial infection), như vi khuẩn-huyết (bacteremia), viêm màng não, nhiễm trùng đường tiểu và viêm ruột do vi khuẩn (bacterial enteritis), khó phân biệt được với bệnh do virus đơn thuần, nhưng vô cùng quan trọng phải được nhận biết và điều trị. Bệnh nhiễm vi khuẩn nặng (SBI) hiện diện nơi khoảng 3% đến 11% các bệnh nhi sốt tuổi từ 3 tháng đến 3 năm với một nhiệt độ 39 độ C hoặc lớn hơn. Trong những công trình nghiên cứu trên những nhũ nhi dưới 3 tháng với sốt không rõ nguyên nhân, ty lệ bệnh nhiễm vi khuan nặng là 10% đến 18,5% với nhiệt độ 38 độ C hoặc hơn. Bất cứ đứa trẻ nào bị sốt có vẻ mặt nhiễm độc, bất kể nhiệt độ là bao nhiêu, cần được đánh giá để tìm bệnh nhiễm vi khuẩn nặng.4/ BẠN HIỂU NHƯ THỂ NÀO LÀ D ẠNG VẺ NHIỄM ĐỘC (TOXICAPPEARING) ?Trước, trong và sau khi thăm khám vật lý, thầy thuốc khám bệnh nên ghinhận mức độ tỉnh táo và hoạt động của bệnh nhân, cố gắng hô hấp,trương lực cơ, sự tiếp xúc bằng mắt, khả năng cho ăn và sự tương tác(interactiveness). Các trẻ có dạng vẻ mặt nhiễm độc (toxic-appearing) cóthể cho thấy hành vi bực tức (irritable behavior), chán ăn (poor feeding),lờ đờ (lethargy), xanh tím và không muốn tương tác (interact) với cácthành viên của gia đình hay với thầy thuốc.5/ NHỮNG THUỐC HẠ NHIỆT NÀO NÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG NƠITRẺ EM BỊ SỐT ?Aspirin đã được liên lết với su phát triển hội chứng Reye nơi các trẻ emmắc phải vài bệnh gây sốt và ở trẻ em không nên được sử dụng để điều trịsốt. Acetaminophen (Tylenol) có hiệu quả như là một thuốc hạ nhiệt vàan toàn với liều lượng được khuyến nghị từ 10 đến 15 mg/kg. Ibuprofen(Junifène) d ạng lỏng (liquid) (10 mg/kg) cũng là một thuốc hạ nhiệt cóhiệu quả ở trẻ em.6/ CÓ ĐÁNG NGẠI VIỆC CHO THUỐC HẠ NHIỆT CÓ THỂ LÀMCHE DẤU MỘT SỰ TĂNG CAO HƠN NỮA CỦA NHIỆT ĐỘ ? Không ! Sự hạ nhiệt đưa đến sự cải thiện về dinh dưỡng, gia tăng mức độ hoạt động và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.7/ PHẢI XỬ TRÍ NHƯ TH Ế NÀO MỘT TRẺ SƠ SINH DƯỚI MỘTTHÁNG VÀ BỊ SỐT (nhiệt độ > 38 độ C) ? Thái độ xử lý đối với bệnh nhi dưới 28 ngày bị sốt dựa trên giả định rằng hệ thống miễn dịch của bệnh nhi này vốn không có khả năng định vị và kềm chế nhiễm trùng do vi khuẩn và rằng ở nhóm tuổi này, ngay cả nhà lâm sàng có kinh nghiệm nhất cũng không có khả năng phân biệt bệnh nhân ở giai đoạn đầu của sepsis với bệnh nhân có bệnh sốt lành tính. Người ta cho rằng ngay cả những bệnh nhi chỉ với một ổ nhiễm khuẩn cũng có thể gây nên vi khuẩn-huyết (bacteremia) và vi khuẩn có khả năng gây nhiễm dịch não tủy của chúng. H ầu như bất cứ nhiễm trùng do vi khuẩn nào nơi những bệnh nhân này cũng được xem là có khả năng phát tán (disseminating) và gây nên nhiễm khuẩn nặng. Một phương thức bảo thủ có thể sử dụng nơi những bệnh nhân này, nhằm thăm dò tìm nhiễm khuẩn huyết (sepsis workup), bao gồm công thức máu và đếm bạch cầu, cấy máu, phân tích và cấy nước tiểu đ ược lấy bằng thông tiểu, và đánh giá và cấy nước não tủy. Nhất thiết cấy nước tiểu phải được thực hiện bằng thông tiểu (catheterization) hay bằng chọc dò bàng quang trên xương mu bởi vì mẫu nghiệm lấy bằng túi tiểu (bag) không đáng tin cậy và có thể làm che khuất chẩn đoán. Nếu nhũ nhi bị tiêu chảy, phân nên được xét nghiệm tìm các bạch cầu. Các bệnh nhân với tiêu chảy hoặc với bệnh sử phân có máu hay niêm dịch cần phải được cấy phân. Xét nghiệm phân được xem là có ý nghĩa nếu có hơn 5 hồng cầu hay bạch cầu trên mỗi vi trường có độ phóng đại cao. Nếu có các triệu chứng hô hấp hay giảm oxy (hypoxia), nên chụp phim phổi. Nói chung những bệnh nhân này n ...