Các tin tức dồn dập gần đây cho thấy một hiện tượng bùng phát các bệnh nhiễm virus ở trẻ em, bao gồm những bệnh lý đặc thù như quai bị và sốt xuất huyết và các dạng bệnh phát triển thành dịch gọi chung là nhiễm siêu vi mà tác nhân gây bệnh cần phải được xác định cụ thể hơn. Gây chú ý nhiều nhất là dịch “sốt siêu vi” đang hoành hành ở trẻ em và học sinh tại Hà Nội và một số tỉnh, thành, với biểu hiện chính là sốt và các triệu chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sốt siêu vi ở trẻ em Sốt siêu vi ở trẻ em Các tin tức dồn dập gần đây cho thấy một hiện tượng bùng phát các bệnhnhiễm virus ở trẻ em, bao gồm những bệnh lý đặc thù như quai bị và sốt xuấthuyết và các dạng bệnh phát triển thành dịch gọi chung là nhiễm siêu vi mà tácnhân gây bệnh cần phải được xác định cụ thể hơn. Gây chú ý nhiều nhất là dịch“sốt siêu vi” đang hoành hành ở trẻ em và học sinh tại Hà Nội và một số tỉnh,thành, với biểu hiện chính là sốt và các triệu chứng đường hô hấp (ho, sổ mũi, đauhọng...). Có nhiều loại tác nhân siêu vi (trên 250 phân típ kháng nguyên thuộc 8giống khác nhau) có thể gây hội chứng hô hấp. Có lẽ đây là nhóm bệnh lý cấp tínhphổ biến nhất - mà mỗi người bình quân hằng năm mắc phải 3 - 5 lần, nhiều nhấtlà ở trẻ nhỏ. Đại đa số các bệnh nhiễm này liên hệ đường hô hấp trên, nhưng bệnhđường hô hấp dưới cũng có thể phát sinh, đặc biệt ở trẻ nhỏ và một số nhóm dịchtễ. Thường gặp nhất là: - Các rhinovirus, tác nhân chính gây hội chứng cảm lạnh (sổ mũi, nghẹtmũi, nhảy mũi), đôi khi gây biến chứng viêm tai, viêm xoang, viêm phổi hay cáccơn kịch phát hen suyễn hoặc viêm phế quản. - Coronavirus: cũng thường gây cảm lạnh. - Adenovirus: gây cảm lạnh, viêm họng và đôi khi viêm phổi ở trẻ em, cóthể phát thành dịch ở trường học và doanh trại quân đội. - Virus cúm A, B: gây bệnh cúm, có thể gây biến chứng viêm phổi hayviêm mũi - họng. - Phó cúm: viêm thanh quản, viêm phổi ở trẻ em, viêm họng, cảm lạnh,viêm khí phế quản ở người lớn. - RSV (virus hợp bào hô hấp): viêm phổi và viêm tiểu phế quản ở trẻ em,cảm lạnh ở người lớn, viêm phổi ở người già... - Enterovirus (các virus Echo và Coxsackie): gây bệnh sốt cấp tính khôngđặc thù (“cúm mùa hè”), bệnh Bornholm (sốt, tức ngực, đau bụng trên), bệnh sốtphát ban, bệnh tay - chân - miệng (nổi mụn nước, bóng nước, loét, phát ban)... Nhưng dịch sốt siêu vi hiện nay là do tác nhân nào? GS. Đỗ Quang Hà, mộtchuyên gia về virus học ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, nhận định: “Muốnxác định tác nhân gây bệnh, phải phân lập virus. Nhưng đó là những dạng bệnhnhẹ, với diễn tiến thường lành tính, cho nên các nơi thường không làm xét nghiệmphân lập...”. Và cho dù có nhận diện được một virus, thì điều ấy không có nghĩa làđợt bùng phát “sốt siêu vi” hiện nay chỉ do một tác nhân duy nhất gây nên. Trongkhi đó, một giới chức y tế ở Hà Nội cho rằng tác nhân gây dịch sốt siêu vi hiệnnay ở Hà Nội là một adenovirus. Là một virus thuộc giống Mastadenovirus, baogồm ít nhất 47 típ huyết thanh, adenovirus của người thường gây bệnh cho trẻ emvà nhũ nhi, đặc biệt vào thời điểm hiện nay (từ mùa thu đến mùa xuân). Một số típadenovirus (4, 7, 3, 14, 21) có kết hợp với những cơn bột phát bệnh cấp đường hôhấp nơi các tân binh vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh nhiễm adenovirus đượcđiều trị theo triệu chứng cùng với các biện pháp hỗ trợ (không dùng thuốc khángvirus). Vaccin cho adenovirus 4 và 7 đã được triển khai nhằm phòng chống dịchtrong các trại lính tân binh. Bệnh sốt xuất huyết Các vị khách mời: Giáo sư Tiến sĩ Đặng Đức Phú (Viện Vệ sinh dịch tễtrung ương) và Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- Phó Trưởng khoa virus ký sinhtrùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia) giải đáp những câu hỏicủa bạn đọc xung quanh việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; cách nhận biết, xửlý khi gia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết. (VOV)_Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, cóthể bộc phát thành dịch, đe dọa sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh cóthể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao. Trong vòng 1 tháng qua, có những lúc bệnh sốt xuất huyết đã lan rộng ranhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Nam. Tại Hà Nội, tínhđến ngày 11/8, đã có 215 bệnh nhân sốt xuất huyết rải rác tại địa bàn 90 phường,xã của 14 quận huyện, tăng 70,6% so với cùng kỳ năm trước. Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh này, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Đức Phú(Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) và Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- PhóTrưởng khoa virus ký sinh trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốcgia); tham gia chương trình Phòng mạch Online sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạnđọc xung quanh việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; cách nhận biết, xử lý khigia đình có người thân mắc bệnh sốt xuất huyết. * Cháu muốn hỏi những triệu chứng nào để phát hiện bệnh SXH? Làm thếnào phát hiện bệnh sớm và nếu nghi bị SXH thì phải đưa đến bệnh viện ngay phảikhông?(Thái Anh, 20 tuổi) ThS. BS Nguyễn Tiến Lâm: Những triệu chứng để phát hiện bệnh SXH làsốt cao đột ngột, rất đau đầu, đau mỏi người, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi, có thểchảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng.Người bệnh có biểu hiện các chấm nốtxuất huyết dưới da (nốt bầm đỏ, tím). Để phát hiện sớm bệnh SXH thì khi có n ...