Danh mục

Sốt xuất huyết Dengue (A97)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.08 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Sốt xuất huyết Dengue (A97)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sốt xuất huyết Dengue (A97) SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE (A97)1. ĐỊNH NGHĨA Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm do siêuvi Dengue gây ra, với đặc điểm sốt, xuất huyết và thoát huyếttương, có thể sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu, suy tạng,nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đếntử vong.2. CHẨN ĐOÁN2.1. Chẩn đoán và phân độ - Sốt xuất huyết Dengue: + Lâm sàng: sống hoặc đi đến vùng có dịch, sốt < 7 ngày và có 02 trong các dấu hiệu sau: § Biểu hiện xuất huyết: XHDD, chân răng, mũi, dấu dây thắt dương tính. § Nhức đầu, chán ăn. § Buồn nôn và nôn. § Da sung huyết, phát ban. § Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. + Cận lâm sàng: § Hct còn bình thường. § TC: bình thường hoặc giảm nhẹ (> 100.000/mm3). § BC: giảm nhẹ. § NS1Ag (+). - Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: sốt xuấthuyết Dengue và có một trong các dấu hiệu sau: 193 + Lừ đừ, li bì, vật vã, kích thích. + Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau vùng gan. + Gan to > 02 cm dưới bờ sườn. + Nôn ói nhiều ≥ 03 lần/giờ hoặc ≥ 04 lần/6 giờ. + Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc có máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu… + Tiểu ít. + TDMP, TDMB trên siêu âm hoặc X quang. + Xét nghiệm máu: Hct tăng, AST, ALT ≥ 400 UI/L (nếu có điều kiện thực hiện), tiểu cầu giảm nhanh. - Sốt xuất huyết Dengue nặng: có một trong các biểuhiện sau: + Lâm sàng: giảm sốt hoặc còn sốt. Có 03 dạng nặng: § Biểu hiện thất thoát huyết tương nặng do tăng tính thấm thành mạch: ü TDMP, TDMB nhiều. ü Sốc: vật vã, bứt rứt, li bì, chi lạnh ẩm, CRT > 3’’, M nhanh nhẹ, HA kẹp, tụt hoặc không đo được, tiểu ít. § Xuất huyết: ü Xuất huyết dưới da biểu hiện dưới dạng nốt xuất huyết. ü Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, tiểu máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện sớm hơn kỳ hạn, tiểu máu. ü Xuất huyết nội tạng: xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết phổi, xuất huyết não. § Suy tạng: có thể gặp ở BN không sốc.194 ü Suy gan cấp: AST, ALT > 1.000 UI/lít. ü Suy thận cấp. ü Thể não: rối loạn tri giác. ü Viêm cơ tim, suy tim. ü Suy chức năng các cơ quan khác. + Cận lâm sàng: § Hct tăng (≥ 20% so với giá trị ban đầu hoặc so với giá trị trung bình cùng lứa tuổi). § Tiểu cầu < 100.000/mm3. § AST, ALT thường tăng. § Siêu âm bụng, X quang ngực: TDMB, TDMP. § Siêu âm tim: đánh giá chức năng tim, tiền tải.2.2. Chẩn đoán phân biệt - Sốt phát ban do siêu vi. - Sốt rét. - Sốt mò. - Nhiễm trùng huyết do liên cầu lợn, não mô cầu, VKgram âm. - Các bệnh về máu. - Bệnh lý ngoại khoa cấp: viêm ruột thừa.3. XỬ TRÍ3.1. Chỉ định nhập cấp cứu: sốt xuất huyết dengue nặng.3.2. Chỉ định nhập viện - Sốt xuất huyết dengue có dấu hiệu cảnh báo. - Có bệnh phối hợp: béo phì, tiểu đường, suy thận, bệnhthận mạn tính. 195 - Trẻ sơ sinh, nhũ nhi. - Sống xa các cơ sở y tế.3.3. Khám chuyên khoa nhiễm3.4. Điều trị ngoại trú - Điều trị triệu chứng: + Sốt cao ≥ 38,5°: thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo, lau mát. + Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng paracetamol đơn chất, liều 10-15 mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ. + Chú ý: § Tổng liều Paracetamol không quá 60 mg/kg/24 giờ. § Không dùng các kháng viêm non-steroid như Aspirin (Acetylsalicylic acid), Analgin, Ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu. + Bù dịch sớm bằng đường uống: uống nhiều nước Oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), nước cháo loãng với muối. + Không ăn uống những thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ như xá xị, sôcôla... + Lượng dịch khuyến cáo: theo nhu cầu cơ bản, khuyến khích uống nhiều. - Theo dõi ngoại trú: tái khám và làm xét nghiệm hàngngày (công thức máu, tiểu cầu), cho đến hết 7 ngày của bệnh,hoặc ít nhất 48 giờ sau hết sốt. Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnhbáo cho nhập viện điều trị. - Tái khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau:196 + Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt. + Không ăn, uống được. + Nôn ói nhiều. + Đau bụng nhiều. + Tay chân lạnh, ẩm. + Mệt lả, bứt rứt. + Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo. + Không tiểu trên 6 giờ. + Hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì. - Hướng dẫn chăm sóc tại nhà: + Uống nhiều nước, khuyến khích thức ăn lỏng dễ tiêu. + Thuốc hạ sốt theo toa bác sĩ. + Dặn dò dấu hiệu cảnh báo để cho trẻ tái khám ngay. 197 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: