Stan Douglas (1960 - nay) Sinh tại: Vancouver, BC, Canada Làm việc: New York, NY, Hoa kỳ - Vancouver, BC, Canada Đối với nghệ sỹ video Stan Douglas, thời điểm luôn gắn với một sự kiện có nhiều lớp lang. Mỗi một thời điểm cùng cất tiếng trong một dàn đồng ca -- đôi khi hòa hợp, đôi khi không, nhưng luôn ở kề nhau một cách khơi gợi. Lấy ví dụ tác phẩm thực hiện năm 1994 có tên "Evening." (Buổi chiều). Trên ba màn hình là 3 cảnh gần như phim ảnh, là ba trạm phát hành báo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Stan Douglas (1960 - nay)
Stan Douglas
(1960 - nay)
Sinh tại: Vancouver, BC, Canada
Làm việc: New York, NY, Hoa kỳ - Vancouver, BC, Canada
Đối với nghệ sỹ video Stan Douglas, thời điểm luôn gắn với một sự kiện có
nhiều lớp lang. Mỗi một thời điểm cùng cất tiếng trong một dàn đồng ca -- đôi khi
hòa hợp, đôi khi không, nhưng luôn ở kề nhau một cách khơi gợi.
Lấy ví dụ tác phẩm thực hiện năm 1994 có tên Evening. (Buổi chiều).
Trên ba màn hình là 3 cảnh gần như phim ảnh, là ba trạm phát hành báo buổi chiều,
tất cả đều từ năm 1969. Thoạt tiên, có thể cho rằng, người nghệ sỹ muốn đưa
chúng ta trở về thời điểm xảy ra nhiều biến cố đó bằng cách đem đến cho chúng ta
tin tức của thời điểm đó. Nhưng trọng tâm của Douglas là thời điểm khi happy
talk bắt đầu; cái kỷ nguyên khi mà các hãng tin tức phát triển một phong cách mà
họ hy vọng sẽ tạo ra một sự thưởng thức vui vẻ hơn cho độc giả của họ. Ba trạm
phát hành báo là những ví dụ về những giai đoạn phát triển khác nhau của happy
talk. Thỉnh thoảng, họ phân phát báo, cùng lúc, tạo ra một sự lộn xộn nhiều lớp
của những sự phân phát khác loại.
Trong tác phẩm Hors-champs, thực hiện năm 1992, Douglas cùng lúc đưa
ra hai bộ riêng biệt các cảnh quay của cùng một buổi hòa nhạc jazz ngẫu hứng.
Trên một màn hình, người xem nhìn thấy bản cuối cùng, đã được biên tập; còn
trên một màn hình khác là những cảnh quay từ một góc máy khác, người xem nhìn
thấy tất cả những gì đã bị cắt bỏ trong phiên bản đầu tiên. Tác phẩm Nu’tka,
thực hiện năm 1996, với những hình ảnh phong cảnh Canada chuyển động
******************g vào nhau trong khi những người kể chuyện khác nhau kể
những câu chuyện lịch sử khác nhau. Thỉnh thoảng, mọi thứ -- giọng nói và hình
ảnh -- khớp nhau; nhưng phần lớn luôn có sự trái ngược giữa ở đây và bây giờ.
Đối với Douglas, thời điểm luôn bị chia thành những sự kiện xảy ra đồng thời, cái
vô số lại tạo nên một cái duy nhất.
Có lẽ quỹ tích của cái vô số này chính là người xem, những người nhìn một
thứ với một mắt, và một cái gì đó hoàn toàn khác, bằng con mắt còn lại; những
người nghe thấy một thứ bằng một tai và một cái gì đó khác bằng tai còn lại. Có lẽ
thời điểm đã bị chia thành nhiều thời khắc chính xác mà nó diễn ra.
Sinh năm 1960 ở Vancouver, Douglas được coi là một trong những nghệ sỹ
video hàng đầu của những năm 1990. Các tác phẩm của anh đã được chiếu ở mọi
nơi, từ Hàn quốc đến Nam Phi, đến Venezuela. Bảo tàng Pompidou ở Paris đã
thực hiện một triển lãm thành tựu sự nghiệp lớn cho anh, và anh là một cái tên
thường gặp trong triển lãm Whitney Biennial. Hơn nữa, Nhà xuất bản nổi tiếng
của Anh, Phaidon, đã phát hành một cuốn sách về các tác phẩm của anh, và xếp
anh trong danh sách 20 nghệ sỹ đương đại hàng đầu thế giới.
Marlene Dumas
(1953 - nay)
Sinh tại: Kuilsrivier, Nam Phi
Làm việc: Amsterdam, Hà lan
Khi họa sỹ người Nam Phi Marlene Dumas lần đầu tiên thừa nhận thiên
hướng của mình đối với hình người, tại trường Michealis School of Fine Arts ở
Capetown trong những năm 1970, biểu hình trong nghệ thuật chẳng còn là thời
thượng. Trừu tượng Biểu hiện bao trùm và Nghệ thuật Ý niệm vẫn đang phát triển
mạnh mẽ. Nhưng Dumas đã bị quyến rũ từ sớm và đã theo đuổi con đường của
mình từ đó.
One Hundred Models and Endless Rejects (2001) gợi đến mối quan hệ
cộng sinh giữa nghệ sỹ/người mẫu – luôn là một trò ảo thuật đầy quyền năng của
những cử chỉ âu yếm mơ hồ, căn bệnh thích xem trò khiêu ******************
có hạn chế, và sự căng thẳng trong tình dục. Tranh của Dumas chưa bao giờ chỉ
giới hạn trong thể loại chân dung, trong cách mô tả người mẫu, bởi cô vẽ từ những
hình ảnh tìm thấy trong báo chí hoặc tạp chí, hay TV, về các siêu mẫu và siêu sao,
các bức tranh của các Bậc thầy Hội họa từ các tấm bưu thiếp hoặc, sau này, ngày
càng nhiều hơn, là các ấn phẩm khiêu ******************. Đó là những người
mẫu, đã từng thực sự ngồi mẫu cho ai đó. Họ đâ nhìn và bị nhìn bởi các nghệ sỹ và
công chúng của tác phẩm gốc. Họ đã ngừng tạo dáng. Và đó là nơi mà Dumas bắt
đầu -- lại một lần nữa -- từ bỏ những điều đã biết trước để thông báo về việc chọn
mẫu của cô. Nhà phê bình ở London Sacha Craddock gọi sự tiếp cận này là một
biện hộ ngây thơ có chừng mực được cân nhắc kỹ lưỡng của những điều không
biết, trong khi Dumas giải thích nó như một sự sử dụng của những hình ảnh thứ
cấp và những cảm xúc trực tiếp.
Khi những hình ảnh này xuất hiện lại trong tác phẩm của Dumas, chúng đã
có phẩm chất đã-từng-được-thấy-ở-đâu-đó, bởi chúng thực sự như vậy. Do vậy
chúng tác động đến người xem tương tự như một bộ phim, ở chỗ các hình ảnh hiện
có trong nền văn hóa dẫn dắt người xem đến một ảo ảnh của sự thân mật, không
đáng có. Dumas sau đó gói ghém những điều tương tự trong đề tài của cô, đặt ra
những vấn đề về tác động của hình người như một hình ảnh -- tạo ra bởi sự dẫn dắt
của con người, tiêu dùng bởi con người, những ...