Thông tin tài liệu:
Kể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà còn là cách thức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Marketing bằng kể chuyện (Storytelling Marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
STORYTELLING MARKETING STORYTELLING MARKETINGKể chuyện không chỉ là cách để kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai mà còn là cáchthức lan truyền cảm xúc giữa con người với con người. Marketing bằng kể chuyện(Storytelling Marketing) đang được nhiều nhãn hàng sử dụng trong các chiến dịch xâydựng thương hiệu.Khi nhân loại còn đang sống trong mông muội của thời kỳ tiền sử, những người đàn ông, đànbà hàng ngày phải mưu sinh trong sự khắc nghiệt của tự nhiên, cùng săn bắt, hái lượm và đêmvề quây quần trong hang đá bên ánh lửa bập bùng. Ngồi bên nhau, họ bắt đầu kể những câuchuyện về ngày lao động vất vả, những rủi ro hay vận may bất ngờ… và gán chúng cho ý chícủa thần linh và tổ tiên. Những thần thoại, truyền thuyết, những bản trường ca dần được hìnhthành, phát triển qua thời gian và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Những câuchuyện lan tỏa tạo ra sự kết nối những nhóm người, những thị tộc, bộ lạc… khơi nguồn cho sựhình thành các tôn giáo, chính trị và văn hóa.Trở lại hiện tại, với các nhà văn hóa, khảo cổ ngày nay, những câu chuyện quá khứ có thể sẽ làcơ sở quan trọng cho những khám phá mới về lịch sử. Còn với marketer, đó lại chính là nhữngví dụ “thuần túy” nhất về storytelling, là bài học sơ khai về kết nối.Storytelling Marketing - kết nối cảm xúc Storytelling chính là hình thức marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Nhiều người coi sự phát triển của quảng cáo nhiều tập (commercial serial) trên hệ thống truyền hình phương Tây cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 là một mốc phát triển quan trọng của hình thức này. Trong cuốn sách Storytelling, Branding in Practice do Springer xuất bản năm 2005, nhóm tác giả cho rằng “kể chuyện” chính là phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựngtrên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Trong khi đó,marketing kể chuyện có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm mục tiêu hiểu được những giátrị mà marketer muốn tạo ra.“Kể chuyện là cách duy nhất chúng ta có thể tạo ra ý nghĩa cho đờimình và cảm nhận thế giới” - đạo diễn Paul Auster có quá lời không khi nói như vậy?Kể chuyện hay tâm sựVới sự phát triển của công nghệ thông tin, vai trò kể chuyện của những marketer đã thay đổi rõrệt. Sự phát triển của mạng xã hội đã giúp hình thành những cộng đồng trực tuyến, những “bộlạc thành thị”, phương tiện mới và cũng là thách thức mới cho các marketer đang theo đuổichiến dịch storytelling. Không còn là sự lưu hành một chiều, blogger hay thành viên giờ đây cóthể phản hồi lại chiến dịch của marketer thông qua góp ý, bầu chọn, bình luận… khiếnstorytelling càng có sức lan tỏa rộng rãi. Không chỉ là kể chuyện, đó đã là đối thoại và xa hơn làtâm sự hai chiều giữa marketer và nhóm khách hàng mục tiêu.Ngày 8.1.2003, thời điểm gần mùa Valentine năm đó, thương hiệu cà phê Starbucks đã mở mộtcuộc thi kể chuyện trên trang web starbucks.com. Những người tham gia đã gửi lên trang webnhững bài viết khoảng 250 từ kể về việc “làm thế nào họ tìm được tình yêu tại những quán càphê Starbucks”, phần thưởng cho tác giả có câu chuyện hay nhất là một chuyến du lịch tớiVienna, Áo.Hơn sáu năm sau, trước mùa Valentine 2009 tại Việt Nam, một chiến dịch marketing đượcUnilever tung ra ít nhiều mang dáng dấp của storytelling với thương hiệu Pond’s. Đó là seriesgồm năm đoạn phim quảng cáo kể lại câu chuyện “bảy ngày tìm lại tình yêu”, một mối tình “tayba” khá giống với mô-típ phim truyền hình Hàn Quốc đang tràn ngập tại Việt Nam. Để tạo sựtương tác với khán giả, thương hiệu đã tận dụng tối đa những phương pháp giao tiếp trựctuyến như bình luận, dự đoán diễn biến tiếp theo của câu chuyện trên trang web7days2love.com...Gần đây storytelling đã được nhiều tên tuổi lớn tại Việt Nam áp dụng. Theo dõi chiến dịch kểtrên của Unilever, nhiều người sẽ nhớ lại chương trình “Cô Tấm ngày nay” do nhãn hàngRejoice (P&G) thực hiện cách đây hơn hai năm.Câu chuyện cảm động đi vào lòng người về hình ảnh một thiếu nữ rời xa quê nhà lên thành phốlập nghiệp. Rejoice đã thực hiện một chiến dịch storytelling thành công, khi xây dựng đượcnhững ấn tượng tốt đẹp về giá trị thân thiện của thương hiệu và lôi kéo nhóm khách hàng mụctiêu tham gia vào câu chuyện. Sức lan tỏa của chiến dịch càng trở nên mạnh mẽ khi marketermở chiến dịch PR lập quỹ “Cô Tấm ngày nay” hỗ trợ cho những bạn gái trẻ xa nhà, đồng thờitài trợ cho chương trình cùng tên trên sóng phát thanh VOV3 ...