Danh mục

Stress học đường

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ một thời gian không phải là dài trước đây, trẻ em vẫn có được cho mình những khoảng thời gian và không gian riêng sau những giờ học trên lớp, thả sức cho tâm hồn và trí tưởng tượng bay bổng. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, phát triển thì những khoảng trống ấy lại càng mất dần, nhất là ở các đô thị hiện đại. Trẻ em bây giờ chủ yếu chỉ tập trung vào học tập và được đặt trên vai những gánh nặng trách nhiệm tương lai từ nhỏ. Sự trưởng thành của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Stress học đường Stress học đường Chỉ một thời gian không phải là dài trước đây, trẻ em vẫn có được cho mình những khoảng thời gian và không gian riêng sau những giờ học trên lớp, thả sức cho tâm hồn và trí tưởng tượng bay bổng. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, phát triển thì những khoảng trống ấy lại càng mất dần, nhất là ở các đô thị hiện đại. Trẻ em bây giờ chủ yếu chỉ tậptrung vào học tập và được đặt trên vai những gánh nặngtrách nhiệm tương lai từ nhỏ. Sự trưởng thành của một đứatrẻ cần có một thời gian dài và đòi hỏi sự tương tác củanhiều yếu tố, song một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay làngày càng có nhiều em sớm đánh mất đi sự hồn nhiên,trong sáng của tuổi thơ. Thay vào đó là những cạnh tranhkhông mệt mỏi trong học tập và những áp lực tâm lý nặngnề. Dần dần, xã hội chứng kiến một hiện trạng ngày càngphổ biến: Stress ở lứa tuổi học đường.Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thểtrước những tình huống căng thẳng. Biểu hiện thôngthường của stress là tâm lý dễ tổn thương, dễ xúc động, khólàm chủ bản thân, có xu hướng trầm trọng hóa các khókhăn và đánh giá thấp bản thân. Nhưng khi những tìnhtrạng này lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì stress dễtrở thành một loại bệnh lý, vượt quá sức kiểm soát của đốitượng, gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử.Phương pháp điều trị stress hiện nay chủ yếu vẫn là bằngliệu pháp tâm lý, ngoài ra người bệnh còn có thể được chỉđịnh dùng một số loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bácsĩ để hỗ trợ khi cần thiết. Những trẻ có nhân cách mạnh mẽ,có ý chí và có sức chống đỡ thường có khả năng khỏi bệnhnhanh hơn những trẻ yếu đuối và bi quan.Đối tượng dễ bị stress là những học sinh đang trong giaiđọan thi cử căng thẳng, những học sinh các lớp cuối cấp,đặc biệt là những trẻ sống ở thành phố, chịu đựng áp lựchọc tập căng thẳng hoặc từ nhỏ đã được gia đình bảo bọc, íttự va chạm với những tình huống khó khăn trong đời sống.Nhưng nhìn chung, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tìnhtrạng stress ở lứa tuổi học đường:Áp lực từ chương trình học căng thẳng: Ngày nay họcsinh không chỉ phải đối diện với số lượng bài vở quá tải từchương trình sách giáo khoa mà còn phải đối mặt với nhiềukỳ kiểm tra, những kỳ thi diễn ra liên tục trong suốt quátrình học của các em. Bên cạnh đó, phần lớn trẻ còn phảigắng sức chạy theo những buổi học thêm ngoài giờ lên lớpvới mong muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức cho bản thân.Thái độ của cha mẹ gây stress cho học sinh: Tâm lý củađa số phụ huynh là khuyến khích con cái lập thân bằng conđường học vấn, vì vậy họ không tiếc tâm sức đầu tư chochuyện học của con. Nhưng chính những kỳ vọng đôi khiquá mức của cha mẹ lại vô tình trở thành gánh nặng đối vớitrẻ. Trẻ cảm thấy chuyện học không còn là hứng thú mà trởthành áp lực và trước những yêu cầu ngày càng cao về bàivở ở các cấp học khác nhau, trẻ dễ trở nên chán nản, đuốisức, thậm chí tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân.Xu hướng phát triển của xã hội: Xã hội Việt Nam đangtiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế rộng lớn vớinền tảng là nền kinh tế tri thức có trình độ chuyên môn hóangày càng cao. Những công việc trong xã hội do đó đòi hỏinhiều hơn sự đầu tư về kiến thức và chất xám. Xu hướngnày ít nhiều có tác động đến tâm lý lựa chọn ngành nghềcủa học sinh và định hướng ngành nghề của phụ huynh đốivới con em mình. Cùng với áp lực từ chương trình học vàgia đình thì ảnh hưởng từ phía xã hội cũng là một trongnhững nguyên nhân gây ra tình trạng stress cho học sinh.Để vượt qua những biến động và áp lực, trẻ rất cần sự quantâm, chăm sóc và chỉ dẫn từ phía gia đình, nhất là cha mẹ.Dưới đây là một số biện pháp mà các bậc phụ huynh có thểtham khảo đế giúp đỡ con em mình:Tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể: Việc thamgia thường xuyên các trò chơi vận động hoặc tập thể dụcđều đặn sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, có sứckhỏe để học tập và các họat động hàng ngày trong đời sống.Việc luyện tập cũng là cách thức có lợi nhất để thư giãn vàlàm dịu những cơn căng thẳng.Ăn uống điều độ: Mỗi ngày, bạn nên cho trẻ ăn uống điềuđộ và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh dùng quá nhiều chấtngọt, nhiều đường, chất béo, vì những chất này có nguy cơgây ra nhiều loại bệnh cho trẻ, làm cơ thể giảm khả năngđối phó với stress.Dành cho trẻ khoảng thời gian nhất định trong ngày đểthư giãn: Sau những giờ học căng thẳng ở trường, bạn nênkhuyến khích trẻ chơi đùa với bạn bè hoặc tham gia các lớphọc năng khiếu (thể dục nhịp điệu, vẽ, âm nhạc…). Việccân bằng giữa việc chơi và học sẽ giúp trẻ phát triển cânbằng về mặt tâm lý.Tạo sự gần gũi giữ ...

Tài liệu được xem nhiều: