Tại châu Á, đây là tờ báo được "nể trọng" bởi nó sở hữu đội ngũ phóng viên xuất sắc, các bài viết phân tích về chính trị và kinh tế, đặc biệt, gây được sự chú ý của giới cầm quyền và tài phiệt. Đối với các doanh nhân, các nhà hoạch định chính sách, các nhà phân tích và nhà báo, đây là một tờ báo châu-Á- không-thể-không-đọc. Và, điều tối quan trọng là, nó kiếm ra tiền. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây lượng phát hành báo và nguồn thu từ quảng cáo sụt giảm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự băng hà của tạp chí hàng đầu châu Á nói lên điều gì?
Sự băng hà của tạp chí hàng đầu châu Á nói
lên điều gì?
Tại châu Á, đây là tờ báo được 'nể trọng' bởi nó sở hữu đội ngũ phóng viên
xuất sắc, các bài viết phân tích về chính trị và kinh tế, đặc biệt, gây được sự
chú ý của giới cầm quyền và tài phiệt. Đối với các doanh nhân, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà phân tích và nhà báo, đây là một tờ báo
châu-Á- không-thể-không-đọc. Và, điều tối quan trọng là, nó kiếm ra tiền.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây lượng phát hành báo và nguồn thu từ
quảng cáo s ụt giảm nghiêm trọng. Các biện pháp quyết liệt được tiến hành,
tuy vậy một số biện pháp cũng nhanh chóng thất bại. Năm 2001, chủ sở hữu
của tờ báo là Dow Jones, hiện là một bộ phận cảu Tập đoàn Tin tức của
Rupert Murdoch, sát nhập nhân sự của tạp chí với nhân sự cảu tờ Wall Street
Journal.
Năm năm trước, tập đoàn này đã 'kết liễu' hoàn toàn phiên bản tuần báo.
Ngay sau đó, tạp chí lại nổi lên với diện mạo của tờ báo tháng, do những
nhân sự chủ chốt điều hành. Mới đây, Dow Jones đã đăng 'cáo phó' cho cái
chết của FEER vào tháng 12 tới. Độc giả châu Á đã rất phản đối trước tổn
thất này, cho dù một tờ FEER mà họ từng đọc đã thật sự 'chết' từ nhiều năm
trước đó.
Đối với câu chuyện làm thế nào một ấn phẩm được yêu mến nhất trong một
khu vực năng động nhất trên thế giới lại thất bại đã cho thấy rõ châu Á đã
thay đổi như thế nào, ngay cả với việc quản lý của chính tờ tạp chí.
Nó cho thấy tình trạng hỗn loạn. Eric Halpern - một người Do Thái nhập cư
từ Áo đã đến Thượng Hải, thành lập nên một tờ tạp chí về kinh doa nh xuất
bản 2 tuần/1 lần. Trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Trung Quốc, ông đã di
tán tới Hồng Kông. Ông đã tạo dựng nên tờ FEER vào năm 1946 với tư cách
là một tạp chí kinh tế và tin tức. Halpern là một bậc thầy về tính toán thời
điểm, ông nói chắc như đinh đóng cột rằng viễn cảnh về sự phồn vinh của
châu Á là hoàn toàn sáng lạn. Vào thời điểm đó, điều này không thật sự rõ
ràng.
Các phóng viên của FEER đều là những người tiên phong trong việc đưa tin.
Họ viết cả về các sự kiện đòi hỏi vốn hiểu biết uyên thâm - cuộc cách mạng
và cải cách tại Trung Quốc, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, nạn diệt
chủng tại Campuchia.
Một phần bởi vì đó là một tờ báo thuộc dạng không-thể-không-đọc, một số
nhân vật quyền lực đã dành cho tờ báo những cuộc trò chuyện thẳng thắn
'ngoại lệ'. Nhiều phóng viên đã bị bỏ tù tạiTrung
Quốc, Malaysia và Singapore. Tạp chí cũng có một vụ kiện tụng kéo dài với
cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Hơn một lần, tạp chí bị cấm cửa
tại quốc đảo này.
Một cựu biên tập viên của FEER là Philip Bowring quy kết sự xuống dốc
của tạp chí là do Dow Jones khi công ty này nắm quyền điều hành tạp chí
vào năm 1987.Ông cho biết: những nhà quản trị tại New York muốn 'đồng
nhất' việc đưa tin, để cho các tin tức ít bị chi phối do tính ngẫu hứng của các
phóng viên sở tại.
Trên thực tế, đó là một động thái làm cho tờ báo trở nên 'ngớ ngẩn' và
Bowring đã bị sa thải vì đã phản đối quyết định đó. Nói một cách khác, sự
cần cù đưa tin cũng có giá của nó. Mới đây, một độc giả của tờ FEER cũ đã
phải thốt lên trên blog của mình rằng - một số bài báo 'hầu như không thể
đọc nổi'. Từ 'hầu như' ở đây vẫn còn rất rộng lượng.
Tuy nhiên, sai lầm của Dow Jones là gì đi chăng nữa, thì tạp chí cũng đã
phải đối mặt với các thách thức gần như là không thể nào vượt qua đối với
một mô hình kinh doanh dựa trên việc bán quảng cáo trên khắp khu vực. Nó
thật sự ổn khi mà các thương hiệu phương Tây bán các loại đồng hồ, rượu
cognac và những hãng tương tự muốn tiếp cận tới một nhóm người 'tinh
hoa' gần như rất hạn hẹp tại mỗi nước châu Á. Nhưng mô hình đã không
thành công.
Giờ đây, các nhà quảng cáo - phương Tây và nội địa - đều muốn nhắm vào
những người mua hàng một cách cẩn trọng hơn, các chiến dịch nặng ký cho
thị trường cá nhân. Để thực hiện điều đó, họ lùng sục các ấn phẩm trên thị
trường ở tầm quốc gia (đôi khi ở khu vực) như Trung Quốc, Malaysia,
Indonesia và Nhật. Người dân bản địa chính là người hưởng lợi, và các
thành công về mặt tài chính đã giúp một số tờ báo phát triển thiên hướng
đưa tin mạnh mẽ, thậm chí còn 'choán' luôn vai trò mà FEER đã từng giữ.
FEER trở thành nạn nhân, bởi vì nhìn từ góc độ của một nhà quảng cáo,
châu Á phải liên tục vận động để tồn tại.