![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 253.16 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu được coi là vấn đề trung tâm trong việc quyết định quy mô của chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình chiết khấu luồng tiền, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy ý có thể được sử dụng một cách cơ hội để xuyên tạc giá trị hiện tại, chi phí giảm giá trị của tài sản, lợi nhuận và ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên Báo cáo tài chính (BCTC). Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu được coi là vấn đề trung tâm trong việc quyết định quy mô của chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình chiết khấu luồng tiền, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy ý có thể được sử dụng một cách cơ hội để xuyên tạc giá trị hiện tại, chi phí giảm giá trị của tài sản, lợi nhuận và ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên Báo cáo tài chính (BCTC). Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về hành vi cơ hội trong việc kiểm soát chi phí và lợi nhuận thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản. Bằng việc so sánh tỷ lệ chiết khấu ước tính và tỷ lệ chiết khấu do các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trình bày trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2007, nghiên cứu phát hiện ra rằng có sự biến động lớn về tỷ lệ chiết khấu áp dụng giữa các năm theo hướng tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cao hơn mức hợp lý. 1. Giới thiệu Lợi thế thương mại (LTTM) là một trong các chủ đề gây tranh luận nhất trên thế giới. Trước đó, LTTM được mô tả như là sự không nhìn thấy được, không tin cậy, có thể rắc rối và hay thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo. Sau nhiều năm tranh luận gay gắt, LTTM vẫn được coi như là chỉ tiêu lạc lõng trên BCTC. Với bản chất vô hình của LTTM và có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy có nhiều sự thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó trên BCTC. Qua thời gian và hệ thống pháp lý, sự lộn xộn trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó được mô tả trong các chuẩn mực kế toán. Cụ thể, LTTM được ghi giảm vào quỹ dự phòng hoặc vào lợi nhuận chưa phân phối; vốn hóa LTTM và chỉ ghi giảm khi có đủ bằng chứng; vốn hóa LTTM và khấu hao định kỳ theo phương pháp bình quân; và vốn hóa LTTM và tiến hành kiểm tra giảm giá trị của LTTM hàng năm. Trong ngữ cảnh của Hồng Kông, sự tranh luận về kế toán LTTM và tài sản cố định vô hình đã diễn ra nhiều năm với nhiều phương pháp ghi nhận, đo lường và báo cáo. Phương pháp khấu hao bắt buộc hàng năm đã bị thay thế bằng phương pháp mới, sự giảm giá trị của LTTM mà phương pháp mới này dựa trên rất nhiều các giả định mang tính chủ quan. Theo Chuẩn mực Kế toán Hồng Kông số 36 (HKAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”, có hai phương pháp để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản là phương pháp giá trị hợp lý và giá trị sử dụng. Trong việc áp dụng phương pháp giá trị sử dụng, mô hình chiết khấu luồng tiền được coi là mô hình có độ tin cậy cao để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, qua đó so sánh với giá trị ghi sổ của tài sản để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình này, tỷ lệ chiết khấu được coi là rất quan trọng trong việc chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại. 2. Quy định chung LTTM phát sinh từ hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt. LTTM lần đầu tiên xuất hiện tại Hồng Kông trong quy định “Trình bày BCTC” vào tháng 3/1984. Từ 1984 đến 2004, phương pháp “vốn hóa và khấu hao” đối với LTTM dựa trên giả định rằng thời gian sử dụng hữu ích không quá 20 năm. Để phù hợp với Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs), Hồng Kông đã xây dựng khung pháp lý về kế toán có hiệu lực từ 1/1/2005. Theo quy định của HKAS 36, phương pháp khấu hao bị thay thế bằng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài sản dựa trên nhiều giả định mang tính chủ quan. Theo HKAS 36, các đơn vị thực hiện vốn hóa LTTM, và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản nếu giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ. Để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản, đơn vị cần xác định tài sản hoặc nhóm tài sản tạo ra luồng tiền, ước tính luồng tiền trong tương lai, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu, xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, và ghi giảm giá trị ghi sổ xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản. Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra chủ yếu không phải từ từng tài sản mà chủ yếu được tạo ra từ nhóm các tài sản trong đơn vị. Khi giá trị sử dụng không được xác định cho từng tài sản, nó sẽ được xác định cho nhóm tài sản mà tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào của các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác. Nhóm tài sản đó được gọi là đơn vị tạo tiền (CGU). Do LTTM không tạo ra luồng tiền vào độc lập từ các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác, cho nên LTTM sẽ được phân bổ cho từng đơn vị tạo tiền. Sau khi xác định được giá trị ghi sổ của CGUs, giá trị LTTM phân bổ cho từng CGU, đơn vị sẽ tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU. Khi đã xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU, đơn vị tiến hành so sánh với giá trị ghi sổ. Nếu giá trị có thể thu hồi lớn hơn giá trị ghi sổ thì không xuất hiện chi phí giảm giá trị. Ngược lại, nếu giá trị thu hồi của các CGU thấp hơn giá trị ghi sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ bị ghi giảm bằng với giá trị có thể thu hồi để bảo đảm rằng tài sản được ghi nhận trên BCTC không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Khoản chênh lệch đó được ghi nhận là chi phí giảm giá trị của tài sản, được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Chi phí giảm giá trị này sẽ được phân bổ cho LTTM mà đã phân bổ cho từng CGU, sau đó phân bổ đến các tài sản khác theo tỷ lệ % trong nhóm CGU đó. Theo mô hình chiết khấu luồng tiền, giá trị hiện tại của tài sản (giá trị có thể thu hồi) được xác định bằng cách chiết khấu luồng tiền tương lai thông qua tỷ lệ chiết khấu. Nếu tỷ lệ chiết khấu được áp dụng thấp hơn thực tế (mức hợp lý) thì giá trị có thể thu hồi sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế và khi so sánh với giá trị ghi sổ thì có khả năng chi phí giảm giá trị của tài sản bị ghi thấp hơn thực tế hoặc sẽ không tồn tại chi phí giảm giá trị của tài sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ chiết khấu bị ghi nhận quá cao sẽ dẫn đến giá trị có thể thu hồi bị ghi nhận quá thấp v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu được coi là vấn đề trung tâm trong việc quyết định quy mô của chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình chiết khấu luồng tiền, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu tùy ý có thể được sử dụng một cách cơ hội để xuyên tạc giá trị hiện tại, chi phí giảm giá trị của tài sản, lợi nhuận và ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trên Báo cáo tài chính (BCTC). Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về hành vi cơ hội trong việc kiểm soát chi phí và lợi nhuận thông qua việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản. Bằng việc so sánh tỷ lệ chiết khấu ước tính và tỷ lệ chiết khấu do các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trình bày trong thời kỳ từ năm 2005 đến năm 2007, nghiên cứu phát hiện ra rằng có sự biến động lớn về tỷ lệ chiết khấu áp dụng giữa các năm theo hướng tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cao hơn mức hợp lý. 1. Giới thiệu Lợi thế thương mại (LTTM) là một trong các chủ đề gây tranh luận nhất trên thế giới. Trước đó, LTTM được mô tả như là sự không nhìn thấy được, không tin cậy, có thể rắc rối và hay thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo. Sau nhiều năm tranh luận gay gắt, LTTM vẫn được coi như là chỉ tiêu lạc lõng trên BCTC. Với bản chất vô hình của LTTM và có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy có nhiều sự thay đổi trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó trên BCTC. Qua thời gian và hệ thống pháp lý, sự lộn xộn trong việc ghi nhận, đo lường và báo cáo nó được mô tả trong các chuẩn mực kế toán. Cụ thể, LTTM được ghi giảm vào quỹ dự phòng hoặc vào lợi nhuận chưa phân phối; vốn hóa LTTM và chỉ ghi giảm khi có đủ bằng chứng; vốn hóa LTTM và khấu hao định kỳ theo phương pháp bình quân; và vốn hóa LTTM và tiến hành kiểm tra giảm giá trị của LTTM hàng năm. Trong ngữ cảnh của Hồng Kông, sự tranh luận về kế toán LTTM và tài sản cố định vô hình đã diễn ra nhiều năm với nhiều phương pháp ghi nhận, đo lường và báo cáo. Phương pháp khấu hao bắt buộc hàng năm đã bị thay thế bằng phương pháp mới, sự giảm giá trị của LTTM mà phương pháp mới này dựa trên rất nhiều các giả định mang tính chủ quan. Theo Chuẩn mực Kế toán Hồng Kông số 36 (HKAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”, có hai phương pháp để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản là phương pháp giá trị hợp lý và giá trị sử dụng. Trong việc áp dụng phương pháp giá trị sử dụng, mô hình chiết khấu luồng tiền được coi là mô hình có độ tin cậy cao để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, qua đó so sánh với giá trị ghi sổ của tài sản để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản. Trong mô hình này, tỷ lệ chiết khấu được coi là rất quan trọng trong việc chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại. 2. Quy định chung LTTM phát sinh từ hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt. LTTM lần đầu tiên xuất hiện tại Hồng Kông trong quy định “Trình bày BCTC” vào tháng 3/1984. Từ 1984 đến 2004, phương pháp “vốn hóa và khấu hao” đối với LTTM dựa trên giả định rằng thời gian sử dụng hữu ích không quá 20 năm. Để phù hợp với Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs), Hồng Kông đã xây dựng khung pháp lý về kế toán có hiệu lực từ 1/1/2005. Theo quy định của HKAS 36, phương pháp khấu hao bị thay thế bằng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài sản dựa trên nhiều giả định mang tính chủ quan. Theo HKAS 36, các đơn vị thực hiện vốn hóa LTTM, và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản nếu giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ. Để xác định chi phí giảm giá trị của tài sản, đơn vị cần xác định tài sản hoặc nhóm tài sản tạo ra luồng tiền, ước tính luồng tiền trong tương lai, lựa chọn tỷ lệ chiết khấu, xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản, và ghi giảm giá trị ghi sổ xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản. Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra chủ yếu không phải từ từng tài sản mà chủ yếu được tạo ra từ nhóm các tài sản trong đơn vị. Khi giá trị sử dụng không được xác định cho từng tài sản, nó sẽ được xác định cho nhóm tài sản mà tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào của các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác. Nhóm tài sản đó được gọi là đơn vị tạo tiền (CGU). Do LTTM không tạo ra luồng tiền vào độc lập từ các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác, cho nên LTTM sẽ được phân bổ cho từng đơn vị tạo tiền. Sau khi xác định được giá trị ghi sổ của CGUs, giá trị LTTM phân bổ cho từng CGU, đơn vị sẽ tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU. Khi đã xác định giá trị có thể thu hồi của từng CGU, đơn vị tiến hành so sánh với giá trị ghi sổ. Nếu giá trị có thể thu hồi lớn hơn giá trị ghi sổ thì không xuất hiện chi phí giảm giá trị. Ngược lại, nếu giá trị thu hồi của các CGU thấp hơn giá trị ghi sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ bị ghi giảm bằng với giá trị có thể thu hồi để bảo đảm rằng tài sản được ghi nhận trên BCTC không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Khoản chênh lệch đó được ghi nhận là chi phí giảm giá trị của tài sản, được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Chi phí giảm giá trị này sẽ được phân bổ cho LTTM mà đã phân bổ cho từng CGU, sau đó phân bổ đến các tài sản khác theo tỷ lệ % trong nhóm CGU đó. Theo mô hình chiết khấu luồng tiền, giá trị hiện tại của tài sản (giá trị có thể thu hồi) được xác định bằng cách chiết khấu luồng tiền tương lai thông qua tỷ lệ chiết khấu. Nếu tỷ lệ chiết khấu được áp dụng thấp hơn thực tế (mức hợp lý) thì giá trị có thể thu hồi sẽ bị ghi nhận cao hơn thực tế và khi so sánh với giá trị ghi sổ thì có khả năng chi phí giảm giá trị của tài sản bị ghi thấp hơn thực tế hoặc sẽ không tồn tại chi phí giảm giá trị của tài sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ chiết khấu bị ghi nhận quá cao sẽ dẫn đến giá trị có thể thu hồi bị ghi nhận quá thấp v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài chính ngân hàng tài chính doanh nghiệp kiểm toán Sự biến động tỷ lệ chiết khấuTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 779 21 0 -
2 trang 509 0 0
-
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 446 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 429 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 392 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 375 10 0 -
3 trang 312 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 302 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 289 0 0