Danh mục

Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo với yêu cầu về năng lực sư phạm của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.84 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu về những đánh giá của GVMN có nhận thức như thế nào về việc tổ chức thực hành, TTSP ở các cơ sở đào tạo đáp ứng được những năng lực nào của GVMN hiện nay và những mục tiêu nào cần chú trọng và đánh giá cao trong thực hiện các chương trình thực hành và TTSP, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến và từ đó đề xuất một số kiến nghị sẽ có ý nghĩa khoa học thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm ở các cơ sở đào tạo với yêu cầu về năng lực sư phạm của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nayHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0097Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4A, pp. 101-109This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH, THỰC TẬP SƯ PHẠM Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỚI YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lưu Thị Chung1* và Hoàng Thị Nho2 Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư 1 2 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Thực hiện chương trình thực hành và thực tập sư phạm có chất lượng ở các cơ sở đào tạo có vai trò quan trọng trong chuẩn bị năng lực nghề nghiệp tốt cho giáo viên mầm non ở các cơ sở. Tại Việt Nam, các chương trình thực hành, thực tập sư phạm đã thực sự giúp sinh viên có được những năng lực cần thiết của giáo viên mầm non trong những giai đoạn thay đổi về nhu cầu và chất lượng giảng dạy hiện nay hay không? Bài báo thực hiện khảo sát 179 giáo viên mầm non ở Hà Nội, Ninh Bình, Hồ Chí Minh để có có cái nhìn khái quát về mức độ đáp ứng của chương trình thực hành, thực tập sư phạm với năng lực của giáo viên mầm non. Kết quả cho thấy: Giáo viên mầm non đánh giá cao yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng thực hành, thực tập sư phạm là động cơ nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên khi đi thực hành, thực tập sư phạm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số năng lực của của giáo viên mầm non còn chưa được đáp ứng tốt như các năng lực khác: Dạy học linh hoạt, sáng tạo; hiểu về giáo dục hòa nhập; quản lí hành vi của trẻ và đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung thực hành, thực tập sư phạm. Từ khóa: Năng lực sư phạm, giáo viên mầm non, phát triển chuyên môn, tiêu chuẩn nghề nghiệp.1. Mở đầu Năng lực sư phạm của giáo viên mầm non (GVMN) trong bối cảnh thay đổi của toàn cầuhiện nay luôn được các nhà chính sách, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu ở nhiều khía cạnhkhác nhau với nhiều nghiên cứu mới. Đã có một số nghiên cứu của cộng đồng chung châu Âuvề năng lực sư phạm của GVMN xét ở khía cạnh cá nhân và các cấp độ viện, trường và chínhphủ (Đại học London, Anh và Đại học Ghent, Bỉ 2011), một số nghiên cứu quan tâm đến việcđánh giá chất lượng GVMN hiện nay chú trọng đến đánh giá kết quả đầu ra của trẻ, thiết kếphiếu để giáo viên tự đánh giá năng lực sư phạm cá nhân (Maja Ljubetić, 2012), giải pháp nângcao chất lượng GVMN từ việc cải thiện chất lượng đào tạo và năng lực chung của các khoa sưphạm đào tạo GVMN (Đại học George Mason, 2009) [1]. Trên thế giới, có những tổ chức, hiệp hội hoặc các hướng dẫn đã chỉ ra yêu cầu năng lực sưphạm của GVMN như: Tổ chức các nhà giáo dục mầm non California (ECE, 2011) cho rằng: Năng lực sư phạm lànhững kiến thức, kĩ năng, phẩm chất mà người GVMN cần để đảm bảo việc chăm sóc và giáodục có chất lượng với trẻ nhỏ và với gia đình trẻ. ECEC đã sắp xếp nhóm năng lực của GVMNNgày nhận bài: 2/8/2022. Ngày sửa bài: 22/8/2022. Ngày nhận đăng: 10/9/2022.Tác giả liên hệ: Lưu Thị Chung. Địa chỉ e-mail: ltchung@hluv.edu.vn 101 Lưu Thị Chung* và Hoàng Thị Nhogồm 12 lĩnh vực sau: (1) Hiểu biết về tâm lí phát triển và việc học tập, (2) Nắm bắt văn hóa: Đadạng và công bằng; (3) Kĩ năng thiết lập mối quan hệ, giao tiếp và hướng dẫn trẻ; (4) Đảm bảosự tham gia của gia đình, cộng đồng; (5) Khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ; (6) Kĩ năngquan sát, sàng lọc và đánh giá, quản lí hồ sơ; (7) Kiến thức về trẻ có nhu cầu đặc biệt và giáodục hòa nhập; (8) Xây dựng môi trường học tập và phát triển chương trình; (9) Kiến thức về sứckhỏe, an toàn và dinh dưỡng; (10) Làm việc nhóm trong lĩnh vực giáo dục mầm non; (11) Tínhchuyên nghiệp; (12) Quản lí và giám sát về sự phát triển của trẻ em [2]. Hiệp hội quốc gia về giáo dục trẻ em của Mỹ, năm 2019 đã phát triển những tiêu chuẩnnghề nghiệp dành cho GVMN. Theo đó, để trở thành một nhà giáo dục mầm non chuyên nghiệpthì phải có khả năng hiểu, phản biện và tích hợp được sáu tiêu chuẩn nghề nghiệp sau đây: (1)Hiểu biết về sự phát triển của trẻ em và học trong ngữ cảnh; (2) Mối quan hệ gia đình - giáoviên và kết nối cộng đồng; (3) Quan sát trẻ em, báo cáo và đánh giá; (4) Các mặt phát triển, vănhóa, giảng dạy ngôn ngữ phù hợp; (5) Thực hành giảng dạy kiến thức, Ứng dụng và Tích hợpnội dung học thuật trong Chương trình Giáo dục mầm non; (6) Thể hiện tính chuyên nghiệp nhàgiáo dục mầm non [3]. Tác giả Margaret Mc Alpine (2005) trong cuốn sách giới thiệu Bạn có muốn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: