Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu sự đe dọa tính mạng từ những cơn đau đầu dữ dội bất thường (kỳ 2), y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đe dọa tính mạng từ những cơn đau đầu dữ dội bất thường (Kỳ 2) Sự đe dọa tính mạng từ những cơn đau đầu dữ dội bất thường (Kỳ 2) 4. Điều trị túi phình động mạch não. Điều trị dựa trên việc sửa chữa lại mạch máu bị tổn thương. Hai phươngpháp thường dùng là kẹp (clipping) và đặt vòng (coiling). a. Kẹp (clipping): Bác sĩ phẫu thuật thần kinh mổ sọ não hở, xác định vị trímạch máu tổn thương và đặt một clip (kẹp mạch máu) ngang qua túi phình. Việclàm này sẽ ngăn máu không chảy vào túi phình nữa. Túi phình sẽ ngừng tăngtrưởng và chấm dứt nguy cơ nứt vỡ gây xuất huyết. b. Đặt giá đỡ hình vòng xoắn và bít túi phình (coiling): Bác sĩ X Quangcan thiệp sau khi đã xác định vị trí của túi phình bằng chụp mạch máu cản quangsẽ luồn một giá đỡ dạng vòng xoắn và sợi bằng platin hoặc latex vào vị trí túiphình. Thủ thuật này sẽ ngăn chặn máu không tiếp tục chảy vào túi phình đượcnữa. Dùng Coil để bít túi phình động mạch não Cả 2 phương pháp trên đều có nguy cơ làm tổn thương mạch máu và gâyxuất huyết nặng hơn, gây tổn thương các mô não kế cận, gây phản xạ co thắt mạchmáu ở các động mạch chung quanh, gây thiếu máu não và gây tai biến mạch não.Do đó, trước, trong và sau phẫu thuật, phẫu thuật viên cần chú ý bảo vệ não vàcác mạch máu não không bị thêm những thương tổn khác. Cần theo dõi dấu sinhtồn thường xuyên và đặt monitor theo dõi hoạt động tim, phát hiện sớm các rốiloạn nhịp. Có thể dùng thuốc để dự phòng co thắt mạch máu não, các cơn độngkinh, trạng thái lo lắng bồn chồn và làm giảm đau. Túi phình động mạch được cắt bỏ 5. Tiên lượng Phình động mạch não có tỉ lệ tử vong cao. Khoảng 10% bệnh nhân vỡphình động mạch não chết trước khi đến bệnh viện. Nếu không được điều trị kịpthời, 50 % nữa sẽ tử vong trong vòng một tháng và 25% bệnh nhân sẽ có đợt xuấthuyết kế tiếp trong vòng 1 tuần. Ngoài vấn đề xuất huyết, bệnh nhân còn có nguycơ đáng kể bị co thắt mạch máu gây tai biến mạch não. Tỉ lệ sống sót cao hơn nếubệnh nhân được cấp cứu sớm, chữa mạch máu bị túi phình sớm và kiểm soát tốtnguy cơ co thắt mạch não bằng thuốc. . 6. Hướng điều trị phình động mạch não trong tương lai? Đối với những bệnh nhân sống sót sau lần vỡ phình động mạch não đầutiên, vấn đề co thắt động mạch (vasospasm) có thể sẽ là yếu tố xấu nhất gây tổnthương não liên tục sau này. Hiện vẫn đang có những thử nghiệm để triển khainhững dược phẩm mới có tác dụng kiểm soát hiện tượng co thắt mạch máu não.Các phân tử gây hiện tượng co mạch đã được xác định và chúng ta hoàn toàn cóthể tạo ra những kháng thể để làm giảm bớt tác dụng của chúng. Hiện nay, các nhàkhoa học đang có những nghiên cứu để tìm hiểu xem phình động mạch não có yếutố di truyền hay không? Trong tương lai có thể nghĩ đến việc tầm soát phình độngmạch não ở những nhóm dân cư có nguy cơ cao. KẾT LUẬN: Phình động mạch não là một bệnh nguy hiểm thường gặp, tỉlệ tử vong cao khi nứt vỡ. Bệnh có thể được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ởnhóm dân cư có nguy cơ cao dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các công cụchẩn đoán hiện đại như MSCT 64 (CT 64 lát cắt), MRI (Cộng hưởng từ), DSA(chụp mạch máu xoá nền kỹ thuật số). BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn Tài liệu tham khảo: www.merck.com; www.emedicine.com; www.mayoclinic.com; http://brighamrad.harvard.edu; http://depts.washington.edu/neurosur/ptcare/brain_aneurysm.html;http://www.freepatentsonline.com/6802851-0-large.jpg