Danh mục

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 927.12 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đề cập đến đặc điểm, cơ sở khoa học và vai trò của Bản đồ tư duy cũng như cách xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 120-131 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Đặng Văn Đức∗ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vũ Thị Hường Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội ∗ Email: dangvanduchnue@gmail.com Tóm tắt. Bản đồ tư duy (Mind map) do Tony Buzan sáng lập ra dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới, là một trong những công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Bản đồ tư duy (BĐTD) đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài báo đề cập đến đặc điểm, cơ sở khoa học và vai trò của Bản đồ tư duy cũng như cách xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Từ khóa: Bản đồ tư duy, dạy học địa lí. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ, kiến thức loài người tăng theo cấp số nhân cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội, đã đặt ngành giáo dục và đào tạo trước những thách thức và những vận hội mới: nhà trường phải đào tạo ra những con người có đạo đức, trí tuệ, năng động, tự chủ, có khả năng lĩnh hội được khối lượng thông tin lớn luôn biến động và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Chính vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội ngày nay không chỉ là truyền thụ kiến thức tinh hoa của nhân loại cho học sinh mà điều quan trọng hơn là phải dạy cách học, cách sử dụng công cụ để người học tiếp nhận những kiến thức mới một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian, phát triển tư duy sáng tạo, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. BĐTD do Tony Buzan sáng lập ra là một công cụ tư duy dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là một trong những công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn. Hiện nay BĐTD đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 120 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí Do đó, tăng cường sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý là rất cần thiết sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông, cao đẳng và đại học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm về bản đồ tư duy BĐTD, còn gọi là sơ đồ tư duy, là phương pháp chuyển tải thông tin của bộ não thể hiện mối liên hệ dưới dạng sơ đồ hình nhánh cây, nhằm tìm tòi khám phá, mở rộng ý tưởng, hệ thống hoá một chủ đề hay một vấn đề cần giải quyết,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, mầu sắc, con số, chữ viết với sự tư duy sáng tạo đang được ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và công tác có hiệu quả. Bản đồ tư duy có bốn đặc điểm chính sau: - Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trung tâm. - Từ hình ảnh trung tâm những chủ đề chính của đối tượng toả rộng thành các nhánh. - Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Các ý phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn. - Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết với nhau. Như vậy, về thực chất BĐTD là một dạng của sơ đồ hoá trong dạy học nhưng cái khác của nó là sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó. 2.2. Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Kể từ khi ra đời, BĐTD đã được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực và ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trong đó việc áp dụng BĐTD vào dạy học trở nên rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới bởi tính ưu việt của nó: - BĐTD giúp cho GV xây dựng cấu trúc bài giảng của mình hợp lí và hiệu quả hơn. Thông qua việc tìm hiểu mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài, BĐTD sẽ giúp người GV sắp xếp lại các ý chính theo một trình tự phù hợp, khoa học. Đồng thời nó cũng giúp cho việc làm mới, bổ sung các thông tin cần thiết vào bài giảng trở nên dễ dàng hơn thay vì được soạn lại từ năm này sang năm khác một cách cứng nhắc. Điều này rất quan trọng đối với mỗi GV bởi trong thời đại bùng nổ thông tin, mọi thứ luôn có sự biến đổi không ngừng thì yêu cầu về tính cập nhật, hiện đại, khoa học đối với mỗi bài giảng càng được đề cao hơn. - BĐTD là công cụ, phương tiện để GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, thể hiện nội dung bài giảng tr ...

Tài liệu được xem nhiều: