Danh mục

Sử dụng biểu diễn trực quan trong dạy học số thập phân ở tiểu học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 383.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biểu diễn trực quan trong dạy học số thập phân ở tiểu học giúp HS tích lũy những biểu tượng ban đầu về số thập phân, tạo chỗ dựa cho quá trình suy nghĩ, tri giác đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng. Bài viết trình bày khái quát về biểu diễn trực quan; Biểu diễn trực quan trong dạy học phân số, số thập phân ở tiểu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng biểu diễn trực quan trong dạy học số thập phân ở tiểu học SỬ DỤNG BIỂU DIỄN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở TIỂU HỌC BÙI THỊ CẨM YẾN TRƯƠNG THỊ MINH THẢO - QUÁCH HOÀNG NGUYÊN THẢO TRẦN THỴ THU THẢO - MAI THỊ NGỌC TRANG Khoa Giáo dục Tiểu học1. ĐẶT VẤN ĐỀTrước kia, đồ dùng dạy học thường chỉ dành cho giáo viên (GV) dùng để minh họa bổsung những kết luận được nêu ra, HS chỉ quan sát để củng cố niềm tin vào những điềuGV giảng. Trong dạy học tích cực hiện nay, vai trò của đồ dùng dạy học đã thay đổi, đồdùng dạy học chủ yếu dùng cho HS thực hành và “khám phá” kiến thức mới. Nội dungchủ đề số thập phân ở tiểu học rất trừu tượng và khái quát, trong khi đó vẫn còn nhiềuGV dạy theo lối truyền thụ, thiếu mô hình trực quan hỗ trợ nên HS thường gặp khókhăn trong việc hiểu, nắm khái niệm cũng như thực hiện các phép tính liên quan. Vì vậyđể giúp các em hiểu rõ bản chất của chúng thì sử dụng BDTQ là giải pháp sư phạm hữuhiệu nhất.2. KHÁI QUÁT VỀ BIỂU DIỄN TRỰC QUANa) Biểu diễnCó nhiều định nghĩa khác nhau về biểu diễn trong giáo dục toán. Hầu hết các nhànghiên cứu giáo dục toán phân biệt giữa biểu diễn trong và ngoài, trong đó biểu diễnngoài là những biểu hiện của các ý tưởng hoặc khái niệm như biểu đồ, bảng biểu, đồ thị,sơ đồ, ngôn ngữ… và biểu diễn trong là các mô hình nhận thức mà một người có đượctrong trí óc họ.Ozgun Koca (2003) đã đề xuất vai trò của các biểu diễn trong dạy học toán như sau: - Các biểu diễn là một phần không tách rời của toán học; - Các biểu diễn là những cụ thể hóa khác nhau của một khái niệm nào đó; - Các biểu diễn được sử dụng để giảm bớt độ khó của vấn đề; - Các biểu diễn nhằm làm cho toán học hấp dẫn và thú vị hơn.Biểu diễn như là một công cụ của tư duy. Chúng ta biểu diễn một vấn đề hoặc khái niệmvà dùng biểu diễn đó để tư duy. Hơn nữa biểu diễn còn được xem như một phương phápghi nhớ và là một phương pháp để thông tin.Bruner (theo Tadao Nakahara, 2007) chỉ ra rằng có thể chia biểu diễn thành 3 phạm trùtheo các giai đoạn phát triển của biểu diễn là: - Biểu diễn thực tế. - Biểu diễn biểu tượngKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 400-406SỬ DỤNG BIỂU DIỄN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC SỐ THẬP PHÂN Ở TIỂU HỌC 401 - Biểu diễn ký hiệu.Phân loại, mô tả của các biểu diễn được trình bày ở bảng sau, trong đó các biểu diễnđược xếp từ dưới lên trên theo thứ tự từ cụ thể đến trừu tượng hơn: Giai đoạn phát triển Phân loại Mô tả Sử dụng số, chữ cái và các ký hiệu Biểu diễn ký hiệu toán. Biểu diễn ký hiệu Sử dụng ngôn ngữ nói và viết hằng Biểu diễn ngôn ngữ ngày như tiếng Việt, tiếng Anh. Sử dụng các minh họa như hình vẽ, sơ đồ, đồ thị trên mặt phẳng hai Biểu diễn biểu tượng Biểu diễn minh họa/trực quan chiều hoặc giả lập ba chiều trên máy tính. Thực hiện các thao tác lên các mô Biểu diễn thực thao tác được hình ba chiều thực hoặc mô hình Biểu diễn thực tế cho phép thao tác. Dựa trên các trạng thái thực của đối Biểu diễn thực tượng.b) Biểu diễn trực quanCó nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về BDTQ. Trong đó định nghĩa củaArcavi A. được xem là đầy đủ và phù hợp nhất cho đến thời điểm hiện nay. Ông dùngthuật ngữ “trực quan hóa” để chỉ BDTQ. Theo ông: “Trực quan hóa là khả năng, quátrình và sản phẩm của sự sáng tạo, giải thích, sử dụng và phản ánh dựa trên các hìnhvẽ, hình ảnh, sơ đồ trong đầu óc của chúng ta, trên giấy hay trên các công cụ khoa họccông nghệ, với mục đích mô tả và giao tiếp thông tin, tư duy và phát triển các ý tưởngchưa biết trước đó để đi đến việc hiểu.”.Sử dụng BDTQ trong dạy học toán ở Tiểu học được hiểu là GV tổ chức, hướng dẫn HShoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể (hình vẽ, đồ vật, hiện tượng thực tếxung quanh...) để từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng của môn Toán.c) Các kiểu biểu diễn trực quan- BDTQ với các sự vật cụ thểĐây là kiểu BDTQ thao tác lên các sự vật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: