Thông tin tài liệu:
Theme của một sự kiện, một party là vẻ bề ngoài, là cái đập vào mắt người tham dự trước tiên cho nên những người làm sự kiện luôn muốn sáng tạo ra những theme ấn tượng cho sự kiện của mình.Color scheme, tạm dịch là hệ thống màu sắc, là một phần quan trọng làm nên theme của Event. Việc sử dụng color scheme đem lại ấn tượng mạnh về thị giác, sự nhất quán trong việc trang trí và góp phần tôn vinh màu sắc mà chủ sự kiện muốn tôn vinh - nó có thể là màu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng Color Scheme trong tổ chức sự kiện
Sử dụng Color Scheme trong tổ chức
sự kiện
Theme của một sự kiện, một party là vẻ bề ngoài, là cái đập vào mắt
người tham dự trước tiên cho nên những người làm sự kiện luôn muốn
sáng tạo ra những theme ấn tượng cho sự kiện của mình.Color scheme,
tạm dịch là hệ thống màu sắc, là một phần quan trọng làm nên theme
của Event.
Việc sử dụng color scheme đem lại ấn tượng mạnh về thị giác, sự nhất quán
trong việc trang trí và góp phần tôn vinh màu sắc mà chủ sự kiện muốn tôn
vinh - nó có thể là màu gắn với logo công ty, màu phù hợp với mùa hay đơn
giản là màu sắc mà chủ tiệc ưa thích.
Dựa vào bảng màu (color wheel) người ta phân ra các Color Scheme khác
nhau.
Người ta thường chọn một màu làm màu sắc chủ đạo gọi là Color Scheme
đơn sắc (one color scheme, monochromatic color scheme).
Bên cạnh đó có thể có các màu bổ trợ để giúp tôn lên màu sắc chính đồng
thời làm cho không gian sự kiện nhẹ nhàng hơn, ví dụ chọn màu đỏ là màu
chủ đạo thì người ta có thể điểm xuyết thêm màu hồng rất nhạt, màu trắng
hoặc màu nâu nhạt, đây được gọi là Color Scheme tương tự nhau
(analogous color scheme).
Đôi khi người ta sử dụng Color Scheme tương phản/ bổ sung
(complementary color scheme) để tạo ấn tượng mạnh, ví dụ đen - trắng, tím -
vàng, đỏ - xanh - vàng...
Để tìm ra những Color Scheme đẹp cho sự kiện thì tương đối đơn giản so
với cho các thiết kế - nơi mà designer phải thể nghiệm rất nhiều Color
Scheme đa dạng. Với người tổ chức sự kiện, chỉ cần lận lưng một vài Color
Scheme mà mình có thế mạnh, bạn cũng có thể đủ gây ấn t ượng với khách
hàng/cấp trên của mình rồi.
Một số vật dụng bạn có thể lưu ý dùng cho Color Scheme của mình:
Thiệp mời
Bạn có thể dùng thiệp có màu giấy, màu mực đi cùng tông với màu của buổi
tiệc. Có thể yêu cầu khách tham dự mặc trang phục có màu của sự kiện, và
có thể thông báo về các giải thưởng dành cho những người vận trang phục
đúng màu và đẹp mắt.
Trang trí
Những vật dụng như khăn bàn, khăn phủ ghế, giấy dán tường, chén đũa,
nến... nên đi cùng tông màu với color scheme bạn đã chọn. Việc lựa chọn
các vật dụng trang trí theo một color scheme như thế này khá là mất công
sức và tốn kém, cho nên nếu ngân sách có hạn bạn cần cân nhắc lựa chọn
những color scheme mà bạn có thể kham nổi chi phí thuê mua chúng. Chẳng
hạn bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những vật dụng như bong bóng màu xanh,
khăn bàn màu xanh... hơn là màu cam hay màu nâu, có thể bạn phải đặt may
cả trăm khăn bàn chỉ vì chủ địa điểm hay nhà cung cấp không có sẵn màu
sắc bạn muốn.
Đồ ăn
Hãy sử dụng những món ăn có cùng màu với color scheme bạn đã chọn,
hoặc đựng chúng trong những chén dĩa có màu như vậy.
Những món quà đem về và túi đựng quà có cùng màu sắc với color scheme
của sự kiện sẽ khiến người tham dự lưu dấu ấn tượng về Event của bạn lâu
hơn nữa.
NGUYỄN CƯỜNG
Một số gợi ý về lựa chọn màu sắc cho Event theo mùa
Mùa hè: Bạn có thể đem đến cho Event của mình sắc xanh của biển hoặc sắc
vàng của nắng, hãy đem lại cảm giác xanh mát của biển cả hay sự hạnh phúc
của nắng vàng
Mùa thu: Mùa thu đặc trưng với màu vàng, màu cam hoặc màu nâu - là
những sắc màu của lá thu. Một số nơi như Hà Nội, bạn có thể sử dụng sắc
xanh lá của cốm, của lá sen...
Mùa xuân: Tất cả các màu sắc đều đem lại không khí mùa xuân, từ màu
xanh non của nhựa sống cho đến màu vàng, hồng... của mai, đào, các loại
hoa tết, hoặc là màu đỏ, vàng ấm áp tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Mùa đông: Bạn có thể dùng những tông màu đặc trưng của Giáng sinh như
đỏ, xanh lục, hoặc các màu lạnh như tím, bạc, vàng kim loại...