Danh mục

sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học: phần 1

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 589.28 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

cuốn sách "sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học" gồm có 2 phần, phần 1 cung cấp cho người đọc những hiểu biết về sử dụng kỹ năng công nghệ thông tin trong dạy và học. phần này gồm có những nội dung chính sau: phát triển của dạy và học trong lịch sử, công nghệ với đổi mới phương pháp dạy và học, dạy học theo dự án. mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học: phần 1 Sö dông c«ng nghÖ th«ng tin trong d¹y vµ häcNHÀ XUẤT BẢN Microsoft®GIÁO DỤCMục lục Phần I Sử dụng kỹ năng công nghệ thông tin trong dạy và học........ 7 Phát triển của dạy và học trong lịch sử................................................ 7 Học tập và giáo dục ......................................................................... 7 Sự phát triển của học tập và giáo dục trong lịch sử ........................ 8 Sự tiến hoá của hệ thống giáo dục................................................ 11 Các xu hướng học tập ................................................................... 14 Công nghệ với đổi mới phương pháp dạy và học ............................ 16 Công nghệ giáo dục....................................................................... 16 Phương pháp dạy và học tích cực và vai trò của phương tiện dạy học ................................................................................................. 17 Công nghệ thông tin như là công cụ nâng cao tính tích cực trong dạy - học ........................................................................................ 20 Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ............................. 25 Dạy học theo dự án............................................................................... 31 Mở đầu........................................................................................... 31 Cách học dựa trên dự án là gì?..................................................... 31 Công nghệ và cách học dựa trên dự án ........................................ 38 Đánh giá cách học dựa trên dự án ................................................ 44 Cách tổ chức dạy theo dự án ........................................................ 48 Các nguồn tài liệu .......................................................................... 55 Phần II Một số dự án học tập mẫu....................................................... 56 Dự án 1: Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975 ............. 57 Dự án 2: Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam ............................ 64 Dự án 3: An toàn giao thông ở Việt Nam....................................... 76 Dự án 4: Phát triển địa phương..................................................... 82 Dự án 5: Bảo tồn chữ viết dân tộc................................................. 92 Phần I Sử dụng kỹ năngcông nghệ thông tin trong dạy và họcPhát triển của dạy và họctrong lịch sửHọc tập và giáo dục Văn minh nhân loại được hình thành khi con người biết tích luỹ kinh nghiệm và thực hiện chuyển giao tri thức giữa các thế hệ, giữa các bộ tộc, dân tộc. Các nền văn minh lớn trên thế giới đã phát triển dựa trên những tri thức được tích lũy lại như vậy. Chữ viết ghi lại tri thức, kinh nghiệm và là cơ sở cho việc chuyển giao tri thức vượt qua không gian và thời gian. Kinh nghiệm và tri thức bao giờ cũng tồn tại trong mỗi cá nhân và qua hoạt động thực tế mà con người lại sáng tạo ra kinh nghiệm và tri thức mới. Do đó trong xã hội luôn có nhu cầu truyền thụ và học tập các kinh nghiệm và tri thức, giữa từng cá nhân và giữa nhiều cộng đồng cá nhân. Từ xưa tới nay học vẫn là mối quan tâm của mọi người trong xã hội. Học là tiếp thu tri thức và kinh nghiệm của người khác thông qua trao đổi, tương tác, thông qua lời nói, chữ viết, hình ảnh. Đối tượng tiến hành việc học tập, tích luỹ và thu thập tri thức là trò. Qua quá trình học tập, tri thức của người khác trở thành tri thức riêng của từng cá nhân và từ tri thức đó cộng với sáng tạo của mình người ta có thể tìm kiếm, sáng tạo ra các kinh nghiệm, tri thức khác. Việc chuyển giao lại những tri thức, những kinh nghiệm và phát minh của chính mình cho người khác là việc dạy. Việc học không phải là sáng tạo nhưng việc dạy bao giờ cũng phải mang tính sáng tạo thì mới có sức hấp dẫn và lôi cuốn. Người thực hiện việc dạy, việc truyền trao tri thức là người thầy. Mọi người đều có thể là trò, nhưng chỉ một số ít người mới có thể trở thành thầy thực thụ. Học tập tự nó mang tính chất cá nhân, nhưng rồi trong xã hội dần xuất hiện các hình thức tổ chức việc học tập chung cho mọi người. Ban đầu việc học tập được tổ chức xung quanh người thầy, người có khả năng giúp đỡ cho người khác học tập. Trò là những người cần học, tìm tới thầy để học. Khi xã hội phát triển với nhiều ngành nghề mới, xã hội cần có người lao động với tri thức tối thiểu để tham gia vào guồng máy kinh tế, xuất hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: