Sử dụng học sâu trong bài toán xác định tâm làn đường cho các thiết bị tự hành
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 856.50 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề xuất một mô hình học sâu dựa trên kiến trúc mạng CNN để xác định tâm làn đường đối với các thiết bị tự hành, đảm bảo độ chính xác trong nhiều điều kiện môi trường về ánh sáng và địa hình; yêu cầu độ phức tạp tính toán thấp, dễ dàng xây dựng tập dữ liệu huấn luyện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng học sâu trong bài toán xác định tâm làn đường cho các thiết bị tự hành Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University SỬ DỤNG HỌC SÂU TRONG BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH TÂM LÀN ĐƯỜNG CHO CÁC THIẾT BỊ TỰ HÀNH Nguyễn Ngọc Tuấn*, Lại Tiến Đệ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn Tóm tắt Bài báo đề xuất một mô hình học sâu dựa trên kiến trúc mạng CNN để xác định tâm làn đường đối với các thiết bị tự hành, đảm bảo độ chính xác trong nhiều điều kiện môi trường về ánh sáng và địa hình; yêu cầu độ phức tạp tính toán thấp, dễ dàng xây dựng tập dữ liệu huấn luyện. Từ khóa: Thiết bị tự hành; hệ thống hỗ trợ lái; thuật toán xác định làn đường; trí tuệ nhân tạo; học sâu; mạng nơron tích chập CNN. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực tự động hóa cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhu cầu về xe không người lái, các thiết bị tự hành ngày càng lớn. Trong đó, nhận dạng, xác định làn đường đối các thiết bị tự hành (Autonomous vehicles) cũng như các hệ thống hỗ trợ lái xe (Driver Assistance Systems) là bài toán đặc biệt quan trọng, đòi hỏi ngày càng cao về sự chính xác, an toàn ngay cả trong nhiều điều kiện khác nhau như ánh sáng, thời tiết thay đổi, sự đa dạng về môi trường hoạt động. Đối với các thiết bị tự hành trong công nghiệp trước đây, dữ liệu đầu vào thường lấy từ các cảm biến như cảm biến hồng ngoại, cảm biến từ trường... cùng với những thiết kế cố định đối với môi trường hoạt động như ánh sáng, line đường..., điều đó làm giới hạn phạm vi hoạt động cũng như tính đa dụng của các thiết bị. Những thiết bị tự hành hiện đại hiện nay như ô tô không người lái, máy bay không người lái, robot vận chuyển hàng hóa, drone giao hàng tự động thường sử dụng các hệ thống camera để thu thập dữ liệu cho việc xác định quỹ đạo di chuyển. Dữ liệu từ cảm biến camera có thể được xử lý bằng các thuật toán xử lý ảnh thông thường như lọc màu, phát hiện cạnh, xoay ảnh, lọc nhiễu... để bóc tách được các line đường từ đó xác định được làn đường và tâm đường. Tuy nhiên, những thuật toán đó thường thiếu ổn định với nhiễu do độ sáng thay đổi, làn đường xuất hiện bóng cây, làn đường bị mưa ướt và thậm chí không thể xác định được làn đường khi line đường bị mất... Một ví dụ minh họa về sử dụng xử lý ảnh trong phát hiện line đường như trong hình 1. Tuy nhiên, trên thực tế, vạch kẻ đường không phải lúc nào cũng rõ ràng như trong ví dụ trên, line đường có thể bị mờ hoặc bị các phương tiện khác che khuất dẫn đến * Email: ngoctuanhvhn@gmail.com 78 Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University thuật toán không thể bóc tách được. Đây là hạn chế rất lớn đối với các thuật toán xử lý ảnh thông thường. Origin Gray scale Houghline detection Threshold Hình 1. Các giai đoạn xử lý ảnh lọc xác định làn đường sử dụng camera Thời gian gần đây, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung và học sâu nói riêng đã đạt được rất nhiều thành tựu đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống, công nghệ. Học sâu (deep learning) là một nhánh của ngành máy học dựa trên một tập hợp các thuật toán để cố gắng mô hình dữ liệu trừu tượng hóa ở mức cao bằng cách sử dụng nhiều lớp xử lý với cấu trúc phức tạp, hoặc bằng cách khác bao gồm nhiều biến đổi phi tuyến nhằm xấp xỉ một hàm số bất kì giữa đầu ra (output) và đầu vào (input) [1]. Học sâu là một tập các kỹ thuật học máy mạnh sử dụng mạng neuron nhân tạo nhiều lớp. 79 Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University Nhiều kiến trúc học sâu khác nhau như mạng tri giác đa lớp (MLP: Multi Layers Perceptron), mạng neuron tích chập (CNN - Convolution Neutral Network) [2], mạng tin cậy sâu (DBN - Deep Belief Network) và mạng neuron hồi quy (RNN - Recurrent Neutral Network) đã được áp dụng cho các lĩnh vực như thị giác máy tính, tự động nhận dạng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng âm thanh ngôn ngữ và tin sinh học, chúng đã được chứng minh là tạo ra các kết quả rất tốt đối với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm ứng dụng deep learning vào bài toán xác định làn đường và cho kết quả rất tốt [3, 4, 5]. Với các thuật toán sử dụng mô hình deep learning, các mô hình thường được xây dựng theo kiến trúc giống với các mạng Segmentation [6], từ hình ảnh đầu vào, mô hình sẽ phân loại các pixel có phải làn đường hay không. Hình 2. Kiến trúc cơ bản của một mạng Segmentation Hình 3. Sử dụng mạng Segmentation để xác định làn đường (pixel màu đỏ ứng với làn đường) Tuy nhiên, các mô hình này vẫn có một vài hạn chế: - Xây dựng dữ liệu huấn luyện mô hình khó khăn, công việc gán nhãn cho các pixel trong ảnh có phải làn đường không tốn nhiều thời gian, dễ xảy ra nhầm lẫn. - Mô hình có độ phức tạp tính toán lớn, cần nhiều lớp convolution ở cả phần encoder và decoder, cần các bộ xử lý mạnh mẽ như GPU mới có thể xử lý trong thời gian thực. 80 Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University - Nghiên cứu này nhằm đề xuất một mô hình deep learning có khả năng tốt trong việc dự đoán đường đi cho các thiết bị tự hành mà chỉ có năng lực xử lý nhỏ, dễ dàng trong việc xây dựng dữ liệu huấn luyện. 2. Xây dựng mô hình dự đoán vị trí tâm đường Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng một mô hình học sâu có kích thước nhỏ nhất, đơn giản nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của bài toán xác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng học sâu trong bài toán xác định tâm làn đường cho các thiết bị tự hành Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University SỬ DỤNG HỌC SÂU TRONG BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH TÂM LÀN ĐƯỜNG CHO CÁC THIẾT BỊ TỰ HÀNH Nguyễn Ngọc Tuấn*, Lại Tiến Đệ Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn Tóm tắt Bài báo đề xuất một mô hình học sâu dựa trên kiến trúc mạng CNN để xác định tâm làn đường đối với các thiết bị tự hành, đảm bảo độ chính xác trong nhiều điều kiện môi trường về ánh sáng và địa hình; yêu cầu độ phức tạp tính toán thấp, dễ dàng xây dựng tập dữ liệu huấn luyện. Từ khóa: Thiết bị tự hành; hệ thống hỗ trợ lái; thuật toán xác định làn đường; trí tuệ nhân tạo; học sâu; mạng nơron tích chập CNN. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực tự động hóa cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhu cầu về xe không người lái, các thiết bị tự hành ngày càng lớn. Trong đó, nhận dạng, xác định làn đường đối các thiết bị tự hành (Autonomous vehicles) cũng như các hệ thống hỗ trợ lái xe (Driver Assistance Systems) là bài toán đặc biệt quan trọng, đòi hỏi ngày càng cao về sự chính xác, an toàn ngay cả trong nhiều điều kiện khác nhau như ánh sáng, thời tiết thay đổi, sự đa dạng về môi trường hoạt động. Đối với các thiết bị tự hành trong công nghiệp trước đây, dữ liệu đầu vào thường lấy từ các cảm biến như cảm biến hồng ngoại, cảm biến từ trường... cùng với những thiết kế cố định đối với môi trường hoạt động như ánh sáng, line đường..., điều đó làm giới hạn phạm vi hoạt động cũng như tính đa dụng của các thiết bị. Những thiết bị tự hành hiện đại hiện nay như ô tô không người lái, máy bay không người lái, robot vận chuyển hàng hóa, drone giao hàng tự động thường sử dụng các hệ thống camera để thu thập dữ liệu cho việc xác định quỹ đạo di chuyển. Dữ liệu từ cảm biến camera có thể được xử lý bằng các thuật toán xử lý ảnh thông thường như lọc màu, phát hiện cạnh, xoay ảnh, lọc nhiễu... để bóc tách được các line đường từ đó xác định được làn đường và tâm đường. Tuy nhiên, những thuật toán đó thường thiếu ổn định với nhiễu do độ sáng thay đổi, làn đường xuất hiện bóng cây, làn đường bị mưa ướt và thậm chí không thể xác định được làn đường khi line đường bị mất... Một ví dụ minh họa về sử dụng xử lý ảnh trong phát hiện line đường như trong hình 1. Tuy nhiên, trên thực tế, vạch kẻ đường không phải lúc nào cũng rõ ràng như trong ví dụ trên, line đường có thể bị mờ hoặc bị các phương tiện khác che khuất dẫn đến * Email: ngoctuanhvhn@gmail.com 78 Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University thuật toán không thể bóc tách được. Đây là hạn chế rất lớn đối với các thuật toán xử lý ảnh thông thường. Origin Gray scale Houghline detection Threshold Hình 1. Các giai đoạn xử lý ảnh lọc xác định làn đường sử dụng camera Thời gian gần đây, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung và học sâu nói riêng đã đạt được rất nhiều thành tựu đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống, công nghệ. Học sâu (deep learning) là một nhánh của ngành máy học dựa trên một tập hợp các thuật toán để cố gắng mô hình dữ liệu trừu tượng hóa ở mức cao bằng cách sử dụng nhiều lớp xử lý với cấu trúc phức tạp, hoặc bằng cách khác bao gồm nhiều biến đổi phi tuyến nhằm xấp xỉ một hàm số bất kì giữa đầu ra (output) và đầu vào (input) [1]. Học sâu là một tập các kỹ thuật học máy mạnh sử dụng mạng neuron nhân tạo nhiều lớp. 79 Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University Nhiều kiến trúc học sâu khác nhau như mạng tri giác đa lớp (MLP: Multi Layers Perceptron), mạng neuron tích chập (CNN - Convolution Neutral Network) [2], mạng tin cậy sâu (DBN - Deep Belief Network) và mạng neuron hồi quy (RNN - Recurrent Neutral Network) đã được áp dụng cho các lĩnh vực như thị giác máy tính, tự động nhận dạng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng âm thanh ngôn ngữ và tin sinh học, chúng đã được chứng minh là tạo ra các kết quả rất tốt đối với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm ứng dụng deep learning vào bài toán xác định làn đường và cho kết quả rất tốt [3, 4, 5]. Với các thuật toán sử dụng mô hình deep learning, các mô hình thường được xây dựng theo kiến trúc giống với các mạng Segmentation [6], từ hình ảnh đầu vào, mô hình sẽ phân loại các pixel có phải làn đường hay không. Hình 2. Kiến trúc cơ bản của một mạng Segmentation Hình 3. Sử dụng mạng Segmentation để xác định làn đường (pixel màu đỏ ứng với làn đường) Tuy nhiên, các mô hình này vẫn có một vài hạn chế: - Xây dựng dữ liệu huấn luyện mô hình khó khăn, công việc gán nhãn cho các pixel trong ảnh có phải làn đường không tốn nhiều thời gian, dễ xảy ra nhầm lẫn. - Mô hình có độ phức tạp tính toán lớn, cần nhiều lớp convolution ở cả phần encoder và decoder, cần các bộ xử lý mạnh mẽ như GPU mới có thể xử lý trong thời gian thực. 80 Journal of Science and Technique - N.206 (5-2020) - Le Quy Don Technical University - Nghiên cứu này nhằm đề xuất một mô hình deep learning có khả năng tốt trong việc dự đoán đường đi cho các thiết bị tự hành mà chỉ có năng lực xử lý nhỏ, dễ dàng trong việc xây dựng dữ liệu huấn luyện. 2. Xây dựng mô hình dự đoán vị trí tâm đường Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng một mô hình học sâu có kích thước nhỏ nhất, đơn giản nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của bài toán xác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sử dụng học sâu Bài toán xác định tâm làn đường Thiết bị tự hành Hệ thống hỗ trợ lái Trí tuệ nhân tạo Mạng nơron tích chập CNNGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương chi tiết học phần Trí tuệ nhân tạo
12 trang 419 0 0 -
7 trang 212 0 0
-
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 169 0 0 -
Xu hướng và tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến môi trường thông tin số
9 trang 162 0 0 -
6 trang 155 0 0
-
9 trang 150 0 0
-
Tìm hiểu về Luật An ninh mạng (hiện hành): Phần 1
93 trang 147 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng GAME
0 trang 129 0 0 -
Xác lập tư cách pháp lý cho trí tuệ nhân tạo
6 trang 121 1 0 -
Tác động của ứng dụng công nghệ tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
10 trang 115 0 0