Danh mục

SỬ DỤNG MAPLE ĐỂ DẠY- HỌC TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG TƯƠNG TÁC

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.47 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu sơ lược về dạy học tương tác và phần mềm Maple a. Dạy học tương tác là xu hướng mới của giáo dục hiện nay. Hình thức dạy học này mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các họat động được thiết kế bởi người dạy. Người học có điều kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư duy sáng tạo và các kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỬ DỤNG MAPLE ĐỂ DẠY- HỌC TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG TƯƠNG TÁC SỬ DỤNG MAPLE ĐỂ DẠY- HỌC TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG TƯƠNG TÁC Nguyễn Chánh Tú (Khoa Toán, ĐHSP Huế) 1. Giới thiệu sơ lược về dạy học tương tác và phần mềm Maple a. Dạy học tương tác là xu hướng mới của giáo dục hiện nay. Hình thức dạy học này mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các họat động được thiết kế bởi người dạy. Người học có điều kiện phát triển mạnh mẽ tính chủ động, tư duy sáng tạo và các kỹ năng sử dụng những công cụ hiện đại của khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đối với sản phẩm đào tạo. b. Trong các hình thức dạy học tương tác, sử dụng phần mềm và các phòng học đa chức năng có nối mạng internet hoặc mạng nội bộ tỏ ra có nhiều ưu điểm và được nhiều nước trên thế giới quan tâm theo đuổi. Kết hợp với các hình thức seminar và thực hiện các tiểu luận theo nhóm, dạy học tương tác tạo ra sự phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng giảng dạy. c. Việc chọn lựa những phần mềm để tiến hành dạy-học tương tác phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung và đối tượng dạy học. Theo chúng tôi, các phần mềm GSP, Cabri, Maple, Autograph…có thể là những lựa chọn tốt nhất hiện nay cho giáo dục phổ thông. Tại Khoa Toán, ĐHSP Huế, chúng tôi đã và đang sử dụng Maple để tạo ra các môi trường dạy-học cụ thể trên lớp, sử dụng cho một số nội dung môn học thích hợp. Bài viết này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm bước đầu trong việc giảng dạy của chúng tôi ở ĐHSP Huế, như những bước đi đầu tiên tại nước ta trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học tương tác. Những kinh nghiệm này hoàn toàn có thể ứng dụng cho dạy-học phổ thông tại những nơi có điều kiện khoa học công nghệ thuận lợi. d. Maple là một hệ thống tính toán trên các biểu thức đại số và minh họa hình học mạnh mẽ của công ty Warterloo Maple Inc. (http://www.maplesoft.com), ra đời năm 1991, đã phát triển đến phiên bản 11 (đến 4/2007). Maple chạy trên tất cả các hệ điều hành, có trình trợ giúp (Help) rất dễ sử dụng. Từ phiên bản 7, Maple cung cấp ngày càng nhiều các công cụ trực quan, các gói lệnh tự học gắn liền với toán phổ thông và đại học. Ưu điểm đó khiến ngày càng có nhiều nước trên thế giới lựa chọn sử dụng Maple trong dạy-học toán tương tác trước đòi hỏi của thực tiễn và sự phát triển của giáo dục. e. Các tính năng cơ bản của Maple. Có thể nêu vắn tắt các chức năng cơ bản của Maple như sau: • là một hệ thống tính toán trên các biểu thức đại số; • có thể thực hiệc được hầu hết các phép toán cơ bản trong chương Page 1 trình toán đại học và sau đại học; • cung cấp các công cụ minh họa hình học thuận tiện gồm: vẽ đồ thị tĩnh và động của các đường và mặt được cho bởi các hàm tùy ý trong nhiều hệ tọa độ khác nhau; • một ngôn ngữ lập trình đơn giản và mạnh mẽ, có khả năng tương tác với các ngôn ngữ lập trình khác; • cho phép trích xuất ra các định dạng khác nhau như LaTex, Word, HTML,... • Một công cụ biên soạn giáo án và bài giảng điện tử, thích hợp với các lớp học tương tác trực tiếp; • một trợ giáo hữu ích cho học sinh và sinh viên trong việc tự học; 2. Sử dụng Maple trong dạy-học toán ở đại học 2.1. Trong dạy học tương tác ở đại học Các phương án: Phụ thuộc vào mục đích, nội dung và phương tiện dạy học, có thể nêu ra 3 hình thức và mức độ sau đây: a) Dạy trên lớp học High Class cả một môn học, một chương hoặc một nội dung cụ thể. Hình thức dạy học này đòi hỏi phải có hệ thống high class hiện đại. b) Chỉ dùng lớp học High Class trong giờ thực hành kết hợp với học lý thuyết bằng các phương pháp dạy học khác. c) Giáo viên dùng LCD kết nối với máy tính để thực hiện một số khâu trong bài giảng. Sinh viên thực hành các tính toán bằng tay theo kịch bản của giáo viên. Bình luận: • Rất khó thực hiện với lớp có số lượng sinh viên trên 50. • Mức độ a) thích hợp nhất với các đối tượng sinh viên không phải chuyên ngành toán. Với sinh viên toán, cần kết hợp với xây dựng và chứng minh lý thuyết, nghĩa là nên sử dụng hình thức b) hoặc c). • đòi hỏi phương tiện giảng dạy hiện đại, ít nhất là LCD. • chỉ phát huy tốt ở những môn học hoặc nội dung đòi hỏi nhiều tính toán. ở mức độ này chúng tôi đã sử dụng cho các môn: Toán cao cấp, đại số tuyến tính, đại số đa thức, mở rộng trường, Lý thuyết Galois. 2.2. Sử dụng Maple hỗ trợ trong quá trình dạy học truyền thống 2.2.1. Gói lệnh Student hỗ trợ cho việc dạy và học toán. • Từ Maple 8, gói lệnh Student được phát triển từ gói lệnh student trước đó nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học toán ở đại học và phổ thông. Khai thác khả năng của gói lệnh này sẽ đem đến cho giáo viên rất nhiều công cụ hỗ trợ mới trong phương pháp dạy học. Có thể nói ...

Tài liệu được xem nhiều: