Danh mục

Sử dụng quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sử dụng quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bước đầu sử dụng cấu trúc quần xã cá để tính các chỉ số sinh học trên trong đánh giá chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải. Kết quả của công trình này góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0040 SỬ DỤNG QUẦN XÃ CÁ ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Đặng Thị Thanh Hương1, Phạm Thị Thảo2, Tạ Thị Thủy3,, Phạm Văn Long4, Hà Lương Thái Dương1, Trần Đức Hậu1,* Tóm tắt. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KBTTN ĐNN) Tiền Hải, một trong những vùng lõi quan trọng của khu dự trữ sinh quyển của khu vực châu thổ Sông Hồng, nơi có độ đa dạng sinh học cao. Để đánh giá chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số đa dạng Shannon- Wiener (H’) và chỉ số tổ hợp sinh học (IBI) của quần xã cá được thu thập ở 3 đợt thực địa vào tháng 3, 7, 8 năm 2019. Tổng số 65 loài cá thuộc 54 giống, 28 họ, 11 bộ đã được xác định. Chỉ số H’ đạt 3,229 và 46 điểm IBI cho thấy chất lượng nước tại KBTTN ĐNN Tiền Hải xếp ở mức tốt, phù hợp với sự sinh trưởng với các loài thủy sinh vật. Nhìn chung chất lượng môi trường nước mặt phân tích theo chỉ số thủy lý, thủy hóa đạt mức tốt, tuy một vài chỉ tiêu đạt mức A2 đến B1, đặc biệt là chỉ tiêu TP (Photphate tính theo P) là ở mức xấu (B1-B2). Như vậy, kết quả đánh giá theo hai phương pháp chỉ số sinh học và phương pháp thủy lý hóa phần nào phù hợp với nhau và đều thể hiện chất lượng nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải tương đối sạch. Như vậy, chỉ số IBI và H’ có thể được áp dụng để đánh giá chất lượng nước ở môi trường đất ngập nước ven biển. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dẫn liệu cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở KBTTN ĐNN Tiền Hải. Từ khóa: Chất lượng môi trường nước, chỉ số đa dạng, chỉ số tổ hợp sinh học, đất ngập nước, thành phần loài cá, Tiền Hải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là một trong những vùng lõi quan trọng của khu dự trữ sinh quyển khu vực Châu thổ Sông Hồng. Với 12 hệ sinh cảnh chính đặc trưng bởi hệ sinh thái vùng triều, cửa sông và rừng ngập mặn là nơi có độ đa dạng sinh học cao, thích hợp sinh sống của các loài thủy sinh vật như các loài sinh vật đáy, các loài cá bống trong hệ sinh thái này (Ta và cộng sự, 2021; Tran và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, nhiều tác động xấu do hoạt động của con người (Lê Như Đa và cộng sự, 2019), sinh vật ngoại lai (Trần Trọng Anh Tuấn và cộng sự, 2017) và biến đổi khí hậu (Bùi Viết Hưng và cộng sự, 2013) đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây khó khăn trong kết hợp mô hình bảo tồn và khai thác giá trị đa dạng sinh học đối với cộng đồng ở đây. 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tường THCS Đô Thị Việt Hưng 3 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường * Email: hautd@hnue.edu.vn 358 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Việc sử dụng kết hợp các chỉ số sinh học dựa trên quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước là còn chưa phổ biến. Trong đó có chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) là phương pháp tính điểm dựa trên 12 tiêu chí thuộc 3 nhóm: thành phần cấu trúc quần xã, cấu trúc dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống. Trên thế giới phương pháp này đã được áp dụng để đánh giá chất lượng nước ở nhiều khu vực (Karr, 1981). Ở Việt Nam, chỉ số IBI cũng đã được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước ở một số khu vực như ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam (Nguyễn Văn Khánh, 2014) hay vùng ven biển Cửa Hới, Thanh Hóa (Nguyễn Thành Nam và cộng sự, 2014). Ngoài ra chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H’) cũng phần nào cho biết hiện trạng môi trường nước và được sử dụng như chỉ số quan trắc đa loài (Tạ Thị Thủy và cộng sự, 2022). Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào sử dụng chỉ số sinh học như IBI và H’ của quần xã cá để đánh giá chất lượng nước tại các khu vực đất ngập nước ven biển. Bài báo này bước đầu sử dụng cấu trúc quần xã cá để tính các chỉ số sinh học trên trong đánh giá chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải. Kết quả của công trình này góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm thu mẫu và danh sách loài cá sử dụng trong nghiên cứu này Nghiên cứu này sử dụng mẫu vật được thu từ ba đợt khảo sát (tháng 3, tháng 7 và tháng 8 năm 2019) tại 5 trạm (TH1-TH5) ở KBTTN ĐNN Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Hình 1). Danh sách loài cá sử dụng trong nghiên cứu này được tập hợp từ Tran và cộng sự (2020) và Ta và cộng sự (2021) và sắp xếp lớp, bộ, họ, giống và loài theo Fricke và cộng sự (2022). Hình 1. Sơ đồ địa điểm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: