Danh mục

Sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 769.58 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đồng thời chỉ ra một số cách sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử như: Xác định kiến thức cơ bản của bài học, thu thập thông tin, tái hiện và phân tích các mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thôngVJETạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 39-44SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬỞ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGChu Thị Mai Hương - Trường Đại học Tây BắcNgày nhận bài: 01/02/2018; ngày sửa chữa: 10/02/2018; ngày duyệt đăng: 15/03/2018.Abstract: Using diagrams in teaching History at high school not only helps students graspknowledge but also practices them skills of memorization, listing, comparison, collation, analysisand application. This article discusses the role and significance of using diagrams in teachinghistory at high school, and outlines some ways of using diagrams in teaching History such asdefining the basic contents of the lesson, gathering information and analyzing the relationships ofhistorical events and phenomena.Keywords: Diagram, teaching methods, history, high school.1. Mở đầuLịch sử (LS) là quá khứ, là nơi chứa đựng những giátrị văn hóa, là kho kinh nghiệm vô giá để thế hệ sau thamchiếu phục vụ cho sự phát triển hiện tại. Vậy, làm thế nàođể học sinh (HS) hiểu biết về LS, biết vận dụng kiến LSđã học để giải quyết những vấn đề trong đời sống hiệntại. Vấn đề này được nhiều nhà giáo dục LS quan tâm vànghiên cứu. Để HS hiểu được LS trước hết phải làm choHS có biểu tượng về LS, hình thành khái niệm LS, hiểubản chất các sự kiện LS, mối quan hệ giữa các sự kiệnLS. Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học LS sẽ giúp HS nắmvững kiến thức, rèn luyện kĩ năng tìm tòi, nghiên cứu, bổsung, làm giàu kiến thức.Tuy nhiên, hiện nay có rất ít các công trình nghiêncứu có hệ thống về việc sử dụng sơ đồ trong dạy học LSở trường trung học phổ thông (THPT). Đây là cơ sở đểtác giả đề xuất một số cách sử dụng sơ đồ trong dạy họclịch sử ở trường THPT, giúp HS nắm vững kiến thức,hoàn thành mục tiêu học tập, nâng cao chất lượng dạyhọc LS, qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy họcLS hiện nay ở trường THPT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ trong dạyhọc Lịch sử ở trường trung học phổ thôngDạy kiến thức mới trong bài học là một khâu cơ bản, bắtbuộc của quá trình dạy học. Mỗi bài học LS bao gồm: kiếnthức về LS thế giới, về LS dân tộc qua các hoạt động kinhtế, chính trị, văn hóa…; có kiến thức cơ bản, kiến thức nângcao, kiến thức mở rộng…, các loại kiến thức đó hoặc HS đãbiết hoặc chưa biết. Kiến thức mới là các loại kiến thức nêutrên nhưng kiến thức đó HS chưa biết hoặc chưa được học.Vì vậy, trong mỗi bài học LS, GV cần phải trang bị cho HSnhững kiến thức mới bằng nhiều cách khác nhau trong đóviệc sử dụng sơ đồ có vai trò quan trọng trong quá trình dạyhọc LS ở trường phổ thông.39- Đối với GV:+ Sơ đồ là công cụ để cấu trúc lại nội dung kiến thứccủa bài học một cách khoa học, chính xác và hệ thống.Đây là công cụ hữu hiệu để GV xử lí nội dung kiến thứctrong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Sơ đồ giúpGV sắp xếp, “mã hóa” các nội dung kiến thức theo hệthống logic hợp lí; truyền đạt kiến thức một cách ngắngọn, chính xác, dễ hiểu; cho phép GV và HS vừa tậptrung vào chi tiết lại vừa hệ thống được nội dung cơ bảncủa bài học; giúp GV lưu giữ toàn bộ kiến thức cơ bảntrong bài học một cách ngắn gọn, súc tích; tạo điều kiệncho HS ghi nhớ kiến thức, tiết kiệm “bộ nhớ”, dễ dàngtái hiện lại kiến thức để sử dụng linh hoạt trong các tìnhhuống khác nhau.+ Sơ đồ là cách thức để GV tổ chức hoạt động nhậnthức cho HS. GV sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa nội dungbài học thông qua hệ thống câu hỏi. Trong quá trình dạyhọc để HS lĩnh hội kiến thức GV sử dụng sơ đồ để tổchức các hoạt động nhận thức của HS (giao nhiệm vụ họctập, chia nhóm HS hoạt động, tổng hợp ý kiến của HS…)nhằm đánh giá kết quả hoạt động nhận thức của HS, đồngthời GV có thể sử dụng sơ đồ để kiểm tra kiến thức, kĩnăng của HS trong mỗi giờ học.- Đối với HS, sơ đồ là phương pháp lĩnh hội kiến thứctrong quá trình học tập. Sơ đồ phản ánh mục đích vàchứa đựng nội dung kiến thức cơ bản của từng bài, từngphần có tác dụng định hướng nhiệm vụ nhận thức choHS. Sơ đồ không chỉ phản ánh được tính logic, tính khoahọc của vấn đề mà còn phản ánh được mối quan hệ giữacác đơn vị kiến thức. Qua đó, HS sẽ giải quyết được cácnhiệm vụ học tập, phát triển năng lực nhận thức. Thôngqua các thao tác tư duy, HS sử dụng sơ đồ để tóm tắt lạinhững nội dung chính trong sách giáo khoa, tài liệu thamkhảo, tiến hành phân tích; đối chiếu, so sánh, tổng hợp,“khái quát hóa” để nắm vững kiến thức và vận dụng kiếnEmail:VJETạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 39-44thức theo mục đích và yêu cầu của bài học. Đây chính làcách thức để HS chuyển hóa tri thức LS thành kiến thứcLS của bản thân. Trong quá trình tự học, tự nghiên cứu,HS sử dụng sơ đồ để hệ thống lại kiến thức, từ đó pháttriển trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng khái quát hóa,khả năng suy luận logic, khả năng diễn đạt thông tin...Sơ đồ có ý nghĩa trên cả 3 mặt:- Về kiến thức, việc sử dụng sơ đồ sẽ giúp GV xácđịnh được ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: