Sự hài hoà giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 85.87 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mối quan hệ giữa chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán luôn là vấn đề được các nhà xây dựng chính sách của các quốc gia đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu lịch sử thông lệ kế toán và chính sách thuế các nước có thể thấy tồn tại 2 quan điểm về mối quan hệ này: Sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán Theo quan điểm này, các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan có sự thống nhất với nhau. Thông tin kế toán...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hài hoà giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán Sự hài hoà giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán Mối quan hệ giữa chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán luôn là vấn đề được các nhà xây dựng chính sách của các quốc gia đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu lịch sử thông lệ kế toán và chính sách thuế các nước có thể thấy tồn tại 2 quan điểm về mối quan hệ này: Sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán Theo quan điểm này, các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan có sự thống nhất với nhau. Thông tin kế toán được sử dụng trực tiếp cho mục đích tính thuế mà không cần thực hiện điều chỉnh. Quan điểm này có sự thống nhất giữa chính sách kế toán và chính sách thuế, nên giảm thiểu được sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán cho mục đích kê khai, quyết toán thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Ngoài ra, sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán cũng đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, quản lý tập trung của Nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thống nhất chính sách kế toán và chính sách thuế có thể dẫn đến thông tin kế toán chủ yếu đặt trọng tâm vào mục tiêu tính thuế nên sẽ giảm tính hữu ích đối với các chủ thể sử dụng thông tin khác. Hạn chế này càng bộc lộ rõ trong điều kiện thực hiện nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, hiện nay quan điểm này ít được áp dụng khi xây dựng chính sách thuế và kế toán của các quốc gia. Sự độc lập tương đối giữa chính sách thuế và kế toán Theo đó, các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán có sự độc lập tương đối. Thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau và cần thực hiện điều chỉnh cho mục đích tính nghĩa vụ thuế. Quan điểm này đảm bảo chính sách kế toán và chính sách thuế được xây dựng theo các mục tiêu khác nhau, phù hợp với đặc thù của từng chính sách. Với tư cách là một công cụ điều tiết kinh tế, chính sách thuế hướng đến mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển và các chính sách kinh tế khác. Trong khi đó, hệ thống kế toán được xây dựng nhằm cung cấp thông tin tài chính thích hợp và tin cậy cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin, nhằm giúp chủ thể ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, thông tin kế toán cần đảm bảo tính trung lập, không nhất thiết thiên về mục đích tính thuế của đơn vị. Ngược lại, sự khác biệt giữa chính sách thuế và kế toán làm gia tăng tính phức tạp cho công tác kế toán tại các đơn vị, cũng như sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán để kê khai, quyết toán thuế. Về phương diện quản lý nhà nước sự khác biệt giữa chính sách kế toán và chính sách thuế cũng gây ra những khó khăn, phức tạp nhất định đối với công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành nghĩ vụ thuế của các đơn vị
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hài hoà giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán Sự hài hoà giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán Mối quan hệ giữa chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán luôn là vấn đề được các nhà xây dựng chính sách của các quốc gia đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu lịch sử thông lệ kế toán và chính sách thuế các nước có thể thấy tồn tại 2 quan điểm về mối quan hệ này: Sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán Theo quan điểm này, các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan có sự thống nhất với nhau. Thông tin kế toán được sử dụng trực tiếp cho mục đích tính thuế mà không cần thực hiện điều chỉnh. Quan điểm này có sự thống nhất giữa chính sách kế toán và chính sách thuế, nên giảm thiểu được sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán cho mục đích kê khai, quyết toán thuế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Ngoài ra, sự thống nhất giữa chính sách thuế và kế toán cũng đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, quản lý tập trung của Nhà nước đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc thống nhất chính sách kế toán và chính sách thuế có thể dẫn đến thông tin kế toán chủ yếu đặt trọng tâm vào mục tiêu tính thuế nên sẽ giảm tính hữu ích đối với các chủ thể sử dụng thông tin khác. Hạn chế này càng bộc lộ rõ trong điều kiện thực hiện nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, hiện nay quan điểm này ít được áp dụng khi xây dựng chính sách thuế và kế toán của các quốc gia. Sự độc lập tương đối giữa chính sách thuế và kế toán Theo đó, các quy định của chính sách thuế và chuẩn mực, chế độ kế toán có sự độc lập tương đối. Thông tin kế toán được cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau và cần thực hiện điều chỉnh cho mục đích tính nghĩa vụ thuế. Quan điểm này đảm bảo chính sách kế toán và chính sách thuế được xây dựng theo các mục tiêu khác nhau, phù hợp với đặc thù của từng chính sách. Với tư cách là một công cụ điều tiết kinh tế, chính sách thuế hướng đến mục tiêu điều tiết kinh tế vĩ mô và đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển và các chính sách kinh tế khác. Trong khi đó, hệ thống kế toán được xây dựng nhằm cung cấp thông tin tài chính thích hợp và tin cậy cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin, nhằm giúp chủ thể ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, thông tin kế toán cần đảm bảo tính trung lập, không nhất thiết thiên về mục đích tính thuế của đơn vị. Ngược lại, sự khác biệt giữa chính sách thuế và kế toán làm gia tăng tính phức tạp cho công tác kế toán tại các đơn vị, cũng như sự phức tạp trong việc sử dụng thông tin kế toán để kê khai, quyết toán thuế. Về phương diện quản lý nhà nước sự khác biệt giữa chính sách kế toán và chính sách thuế cũng gây ra những khó khăn, phức tạp nhất định đối với công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành nghĩ vụ thuế của các đơn vị
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kế toán kiểm toán hướng dẫn kê khai thuế Hướng dẫn khai thuế thủ tục tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chuyên đề 5: KHẮC PHỤC SAI SÓT trong KÊ KHAI THUẾ
31 trang 256 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 148 0 0 -
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 125 0 0 -
112 trang 105 0 0
-
TÀI LIỆU VỀ HƯỚNG DẪN KÊ KHAI, NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
24 trang 89 0 0 -
Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế toán Việt Nam?
11 trang 89 0 0 -
Không ưu đãi thuế, quỹ mở phải… khép
3 trang 78 0 0 -
TÀI KHOẢN 515 DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
6 trang 76 0 0 -
Chính thức công bố kế hoạch cải cách hệ thống thuế
2 trang 74 0 0 -
3 trang 70 0 0