Danh mục

Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.55 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đã được đề cập đến từ lâu. Nếu ví cuộc sống là "chất liệu" còn văn học là "sản phẩm" thì thực tiễn văn học từ sau 1986 đến nay là một trong những minh chứng sống động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam 1. Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đã được đề cậpđến từ lâu. Nếu ví cuộc sống là chất liệu còn văn học là sản phẩm thìthực tiễn văn học từ sau 1986 đến nay là một trong những minh chứngsống động. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luậtbình thường của nó, ảnh hưởng của công cuộc đổi mới tư duy mà Đảngkhởi xướng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậuchiến, thời xây dựng và một độ lùi thời gian tương đối thích hợp... là nhữngnguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi quan trọng của văn học. Khách quan mà nói, một trong những vai trò có tính chất bà đỡ củađổi mới đối với văn học là đã góp phần củng cố mối dây liên hệ giữa nhàvăn và bạn đọc nhờ sự ra đời đúng lúc của những sáng tác mang đầy hơithở của cuộc sống và con người hiện đại. Về phía người viết, để làm đượcđiều đó, trước hết họ phải tự làm mới chính mình; cùng với một quan niệmmới mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo, đầy ma lực mà nhữngtrang viết lạ gắn với yếu tố kì ảo xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sốngvăn học hôm nay là một biểu hiện của nỗ lực giàu tính nhân văn ấy. Hànhtrình từ âm thầm lặng lẽ đến sôi nổi, ồn ào có phần thái quá để rồi trở lạitrạng thái bình thường vốn có của dòng chảy kì ảo cũng góp phần phản ánhsự phức tạp và không kém phần sinh động của thực tiễn văn học gần haimươi năm qua. 2. Sự chuyển biến của một giai đoạn, thời kì văn học, theo Bakhtin,được đặc trưng bởi sự thay đổi của đời sống thể loại. Thế nhưng, thể loạiđang sống trong hiện tại bao giờ cũng nhớ đến quá khứ của nó bởi đằngsau mỗi một loại văn học đều có một truyền thống lớn lao tuy ẩn mà hiện:truyền thống này bằng cách gánh vác chung để cùng hưởng chung một nềnvăn hóa”(1). Nghệ thuật biểu hiện của dòng truyện hiện đại có yếu tố kì ảokhông đơn giản chỉ là những kì hoa dị thảo đột ngột xuất hiện như một sựthất cước với giống nòi mà vẫn là một bước tiếp nối và sáng tạo, bổ sung.Sẽ là đoản mệnh đối với bộ phận văn học này nếu tất cả các cây bút hiệnnay chỉ kế thừa truyền thống một cách máy móc - nghĩa là chỉ dựa vào tìnhtiết li kì để thu hút bạn đọc, bởi vì lạ mãi sẽ đến lúc bão hòa - đó là quy luậttrong tâm lí tiếp nhận. Sở dĩ cái kì ảo trong văn xuôi hôm nay đủ sức làmrung động trái tim người đọc nhất định phải có những nguyên nhân thuộcvề xã hội - lịch sử bên cạnh kĩ xảo nghệ thuật và nội dung tư tưởng đặc thùnào đó tồn tại. Những đổi thay trong giao lưu văn học Nếu như ở giai đoạn trước, giao lưu văn học nhìn chung mang tínhchất khu vực (phương Đông và các nước thuộc hệ thống Xã hội chủ nghĩa(cũ)) thì bây giờ nó đã mang tính chất toàn cầu. Mỗi biến động của văn họcphương Tây và văn học thế giới lúc này đều nhanh chóng ảnh hưởng đếnvăn học Việt Nam. Giờ đây văn học mở rộng cửa đón nhiều luồng gió lạcủa văn học nhân loại, nhất là của các nước tư bản phương Tây. Nhữngsáng tác văn học ngoại nhập ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, cósức hấp dẫn đặc biệt và là nguồn bổ sung không thể thiếu được của đờisống văn hoá dân tộc. Thành tựu của văn học thế giới, đặc biệt là của vănhọc hiện đại và đương đại, đã mở ra những vùng hiểu biết mới, những cảmnhận mới và đã góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, mang lại sự sinh động, mớimẻ cho văn học trong nước. Một thời gian dài, đến non một nửa thế kỉ, văn học thiên về tính chấtnệ thực, vụ thực, tài liệu và sự việc có thực là cơ sở của hầu hết cácsáng tác tự sự, loại truyện mang màu sắc kì ảo, quái dị vắng bóng trên vănđàn. Ngay cả đến giới nghiên cứu, phê bình văn học cũng công khai bày tỏthái độ kì thị, bất hợp tác đối với loại truyện này - không loại trừ đây lànhững sản phẩm thuần tuý dân tộc - vì e ngại chúng sẽ làm sống lại trongđầu óc người đọc bình thường những quan điểm phản khoa học lỗi thời(2).Sự thay đổi trong cơ chế quản lí văn hoá văn nghệ khiến người ta mạnhdạn truyền bá loại sáng tác văn học kỳ ảo, nhất là đối với các tác phẩm cógiá trị nghệ thuật cao của các nhà văn thế giới. Tâm nguyện của nhữngngười bắc nhịp cầu văn học ở đây không gì khác hơn ngoài việc góp phầnthay đổi diện mạo văn học nước nhà như Lời giới thiệu trong Truyện ngắnEdgar Poe sau đây: Xuất bản tập sách nhỏ của Edgar Poe không chỉ đơnthuần giới thiệu khuôn mặt văn học - cho dù đó là gương mặt của một nhàvăn lớn - mà xa hơn nữa, trong quá trình đổi mới tư duy, phải chăng cầntránh lối suy nghĩ đơn giản, một chiều, cần tiếp cận với những gì phức tạphơn, đa dạng hơn(3). Việc tiếp thu các nền văn nghệ đi trước để phát triểnvăn nghệ dân tộc, theo Phương Lựu, là quy luật phổ biến vô cùng quantrọng, bởi sự tiếp thu đích thực không bao giờ là sự sao chép nô lệ, mà làmột sáng tạo(4). Riêng đối với đội ngũ sáng tác, việc xuất hiện rầm rộ kèmtheo sự chào đón nồng nhiệt và thái độ trân trọng của độc giả dành cho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: