Danh mục

Sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.64 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ loại hình học cổ điển đến loại hình học hiện đại* Loại hình học là một ngành có lịch sử khá lâu đời. Tuy nhiên gần đây ngành này mới có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì là một ngành khoa học nên nó cũng có nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Theo các nhà ngôn ngữ học hiện đại, loại hình học có hai nhiệm vụ cơ bản: - Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ và tiến hành phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình; - Nghiên cứu các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ Sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữTừ loại hình học cổ điển đến loại hình học hiện đại*Loại hình học là một ngành có lịch sử khá lâu đời. Tuy nhiên gần đây ngành nàymới có những bước phát triển mạnh mẽ. Vì là một ngành khoa học nên nó cũng cónhiệm vụ nghiên cứu của mình. Theo các nhà ngôn ngữ học hiện đại, loại hình họccó hai nhiệm vụ cơ bản:- Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ và tiến hành phânloại ngôn ngữ về mặt loại hình;- Nghiên cứu các đặc điểm chung nhất của ngôn ngữ loài người để từ đó xâydựng các phổ niệm ngôn ngữ.Để làm được nhiệm vụ phân loại ngôn ngữ về mặt loại hình, các nhà loại hình họcđã phải căn cứ trên các nguyên tắc phân loại của mình. Trong bài tiểu luận nàychúng tôi tiến hành khảo sát các quan điểm và từ đó đưa ra nhận xét về sự kế thừavà phát triển các nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ từ loại hình học cổ điểnđến loại hình học hiện đại thế kỉ XX. Trong thời kì này, chúng tôi chia thành 4 giaiđoạn: Loại hình học trong thế kỉ XIX1- Loại hình học đầu thế kỉ XX2- Loại hình học hiện đại: khuynh hướng định chất3-4- Loại hình học hiện đại: khuynh hướng định lượngỞ mỗi giai đoạn này, chúng tôi nghiên cứu các quan điểm của các tác giả tiêu biểu.Từ đó chúng tôi rút ra những nhận xét.1. Loại hình học trong thế kỉ XIX1.1. F. SchlegelÔng là tác giả cuốn Bàn về ngôn ngữ và tài trí của người Ấn Độ (1808). Trongcuốn này, ông đã đưa ra nguyên tắc phân loại loại hình ngôn ngữ dựa vào đặc điểmhình thái học mà cụ thể là hiện tượng biến hình của các căn tố. Và cho rằng loạihình ngôn ngữ phải là một loại khái niệm có nét gần gũi với khái niệm tinh thầndân tộc. Do đó ông chia các ngôn ngữ thế giới thành hai loại:- Loại ngôn ngữ khuất chiết: có đặc điểm phong phú, vững bền, sống m ãi.- Loại ngôn ngữ chắp dính có đặc điểm thiên tiên bất túc, nghèo nàn, máy móc,cơ giới…Và theo ông ngôn ngữ nào cũng sinh ra và tồn tại mãi trong một loại.1.2. A. SchlegelÔng là anh trai của F. Schlegel. Trong cuốn Nhận xét về ngôn ngữ và văn học Prô-văng-xơ (1818), A. Schlegel đã đưa ra một bảng phân loại các ngôn ngữ trong đócó sự kế thừa và phát triển nguyên tắc phân loại của F. Schlegel.* Sự kế thừaA. Schlegel vẫn dựa vào đặc điểm hình thái học mà cụ thể là dựa vào hiện tượngcó hay không có hiện tượng biến hình của căn tố để phân loại loại hình ngôn ngữ.Trong bảng phân loại loại hình ngôn ngữ của A. Schlegel, vẫn có hai loại hìnhngôn ngữ: loại khuất chiết và loại chắp dính.* Sự phát triểnA. Schlegel còn đưa thêm vào nguyên tắc phân loại loại hình của mình một nguyêntắc khác: phân loại loại hình ngôn ngữ còn cần phải dựa vào cả đặc điểm cú pháphọc.Từ đó dẫn đến hiện tượng:- Dù vẫn giữ cách phân loại các ngôn ngữ thế giới thành hai loại hình: khuấtchiết và chắp dính. Nhưng trong loại hình khuất chiết, A. Schlegel chia nhỏthành: các trường hợp có hiện t ượng khuất chiết bên trong và các trường hợpcó loại hình khuất chiết bên ngoài; các trường hợp có kết cấu ngữ pháp tổnghợp và các trường hợp có kết cấu ngữ pháp phân tích.- Bên cạnh hai loại hình đó, A. Schlegel cho rằng còn có một loại hình ngônngữ nữa. Đó là loại hình ngôn ngữ không biến hình. Theo ông, đây là loại hìnhkhông có kết cấu ngữ pháp trong đó tất cả các quan hệ hình thái học và cú pháphọc được diễn đạt bằng trật tự từ.1.3. W. Humboldt* Sự kế thừaW. Humboldt kế thừa nguyên tắc phân loại của A.Schlegel, do đó về cơ bản ôngvẫn giữ nguyên 3 loại hình do A. Schlegel đưa ra.* Sự phát triểnThứ nhất, ông gọi các ngôn ngữ không biến hình do A. Schlegel đưa ra là ngônngữ đơn lập. Vì theo ông, dùng trật từ, ngữ điệu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp làdùng phương thức tách rời ra khỏi từ.Thứ hai, ông tách riêng các ngôn ngữ người da đỏ châu Mĩ ở loại hình chắp dínhthành một loại hình mới và ông gọi đó là ngôn ngữ lập khuôn.Thứ ba, ông cho rằng tâm lí dân tộc là nguyên nhân làm nảy sinh ra loại hình. Nhưvậy, ông đặt nền móng cho khuynh hướng tâm lí học trong ngôn ngữ nói chung vàtrong loại hình học nói riêng.Thứ tư, ông cho rằng mỗi loại hình phản ánh một giai đoạn phát triển của loàingười. Tất cả mọi ngôn ngữ lúc ban đầu đều có loại hình đơn lập không biến hình.Và tiến đến giai đoạn cao nhất, đến trạng thái gần như lí tưởng trong các bướcđường tiến hoá của ngôn ngữ là loại hình khuất chiết.1.4. F. Boop* Sự kế thừaF. Boop vẫn dựa vào tiêu chuẩn phân loại hình theo căn tố.Ông vẫn phân chia các ngôn ngữ thế giới thành 3 loại hình: đơn lập, chắp dính vàkhuất chiết.* Sự phát triểnTuy dựa vào căn tố nhưng không phải F. Boop dựa vào hiện tượng biến hình củacăn tố mà ...

Tài liệu được xem nhiều: