Thông tin tài liệu:
Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủyViên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 cây vàng thì viên đá đỏ rubi tuyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 cây vàng. Một số điều thú vị về đá đỏ Hồng ngọc là tên gọi theo sách báo, đá đỏ là tên gọi theo dân dã, còn rubi là tên khoa học. Đá đỏ – ruby là loại đá quý đứng đầu trong tất cả các loại đá quý. Rubi là loại đá quý cực hiếm, cực quý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủy Sự kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủyViên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 cây vàng thì viên đá đỏ rubituyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 cây vàng.Một số điều thú vị về đá đỏHồng ngọc là tên gọi theo sách báo, đá đỏ là tên gọi theo dân dã, còn rubi là tên khoahọc. Đá đỏ – ruby là loại đá quý đứng đầu trong tất cả các loại đá quý. Rubi là loại đáquý cực hiếm, cực quý và cực đắt.Như ta đã biết, đá quý được cả thế giới biết đến là kim cương. Kim cương là loại đáquý và có nhiều công dụng trong công nghệ cắt phá nhờ có độ cứng vô địch bằng 10,có ánh chiếu tuyệt hảo tức ánh kim cương dù nó nằm ở ngoài trời, ở dưới nước haynằm trong lửa, trong tuyết, trong đá, trong đất, trong cát. Thế mà sánh với đá đỏ rubi,kim cương còn thua xa về mặt giá trị.Các nhà địa chất và đặc biệt là các nhà chế tác đá quý đã đồng tình đánh giá: đá đỏ làloại quý số 1, Emơrốt (emald) là loại quý số 2, còn kim cương chỉ đứng hàng thứ ba.Thêm vào đó giá trị của rubi còn tùy thuộc vào độ lớn của nó. Đá đỏ hay còn gọi làhồng ngọc đúng tiêu chuẩn quốc tế phải đạt trọng lượng từ 1 cara (1 cara = 0,2 kg) trởlên.Loại đá đỏ tuyệt vời 1 cara trở lên có giá trị hơn 2 lần kim cương tuyệt vời có cùngtrọng lượng. Nói cách khác, viên kim cương tuyệt hảo nặng 3 cara trị giá khoảng 10 câyvàng thì viên đá đỏ rubi tuyệt hảo có cùng trọng lượng phải có giá khoảng 100 câyvàng. Nói một cách dí dỏm, viên hồng ngọc bằng đầu ngón tay nặng khoảng 0,6 gamcó trị giá hơn 4 ký lô vàng ròng 99,99.Ở Việt Nam ta có câu tục ngữ “có tiền mua ti ên cũng được”. Ta tưởng rằng câu nàyđúng với mọi trường hợp trên đời. Nhưng không phải vậy, đặc biệt là đối với rubi. Cónhiều khi, nhiều lúc ở nhiều nơi không phải có tiền là mua được ngay rubi loại cực kỳtốt.Kinh nghiệm thị trường trong nước và đặc biệt là nước ngoài cho biết: có tiền chỉ muađược kim cương và vàng. Càng có nhiều tiền càng dễ kiếm những viên kim cương tovà tuyệt hảo. Riêng với đá đỏ – hồng ngọc – rubi thì khác: có tiền chưa chắc có rubiđẹp mắt và tuyệt vời và như đã thành qui luật: ta càng kiếm rubi đắt giá là càng khókhăn để lùng ra nó. Ở đây loại trừ của giả (rubi nhân tạo). Chúng ta chỉ nên biết mộtđiều: càng muốn làm giàu đúng đắn và vĩnh cửu thì càng không được buôn của giả.Vì lãi do của giả thì trả trời. Các nhà buôn quốc tế thường tâm sự: mỗi năm chỉ cầnmua được từ 1 đến 3 viên rubi tuyệt hảo là đã may mắn lắm rồi dù phải đi vòng quanhthế giới và phải chịu đủ thứ hao tâm tốn của và phải nằm gai nếm mật nơi đất kháchquê người, nơi rừng thiêng nước độc cũng cam chịu.Dù tìm thấy ở đâu và trong bất cứ môi trường nào rubi cũng rất giòn, rất dễ vỡ. Do đókhi nhặt được 1 viên rubi người ta thường gói 3 tầng 7 lớp và giữ gìn thật cẩn thận.Chính rubi quý hiếm và đắt nên trên thế giới gặp nhiều rubi giả. Nhưng tất nhiên, vỏquýt dày thì có móng tay nhọn. Ở đây xin đề ra một số phương pháp phân biệt thật giảbằng mắt thường mà ai cũng làm được.Rubi thiên nhiên thường có sọc khía nằm theo chiều ngang trên mặt đá. Ngay trên vếtvỡ cũng có sọc khía thể hiện rõ nhưng mịn hơn sọc khía ở ngoài tinh thể. Các sọc khíanày là dấu vết rất đặc biệt và đặc trưng cho rubi, có thể làm bí quyết để phân biệt rubithật và giả. Màu đỏ đặc trưng của rubi là màu đỏ đậm nên nhân dân ta gọi rubi với cáitên rất đúng, rất thật, là đá đỏ.Màu đặc sắc nhất để chứng tỏ đó là rubi tuyệt hảo chính là màu đỏ máu bồ câu.Nguyên nhân màu đỏ của đá đỏ rubi là do lẫn chất crôm, vì lẫn crôm mà rubi có màu đỏđộc nhất vô nhị và trở thành đá cực quý, nhưng cũng vì lẫn crôm nên đá đỏ rubi mới cónhiều khuyết tật, nhiều bệnh như bị răn đá, bị vết bọt đen, dễ vỡ v.v…Trên thị trường thế giới rubi có màu đỏ đậm kiểu máu bồ câu được gọi là rubi đực(masculin ruby). Ở Việt Nam điển hình cho rubi đực có ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu (NghệAn) còn rubi có màu đỏ kém hơn, nhạt hơn hoặc đục hơn được gọi là rubi cái (féminimeruby). Điển hình cho rubi cái là ở Lục Yên (Yên Bái).Cần chú ý rằng hầu hết rubi có màu đỏ sắc sảo thường bị tật, không bị răn đá thì bị vếtbọt đen. Đây là một quy luật của thiên nhiên: có tài thì thường có tật đặc cách dùng chorubi và cho người để cho đá đỏ lúc nào cũng trở thành hiếm hoi, quý báu và cực đắt.Trên thế giới cho đến nay người ta còn nhấn mạnh, muốn có 1 viên rubi 3 cara (0,6gam) bằng đầu ngón cái đúng tiêu chuẩn quốc tế là chuyện mò kim đáy biển.Một điều thú vị và kỳ lạ là rubi có màu đỏ nhưng màu bột đá rạch (khi ta gọt hay rạch)có màu trắng chứ không còn màu đỏ nữa. Điều này các nhà buôn rubi cũng thườngdùng làm bí quyết để thử rubi thật hay giả.Lại thêm một điều bí mật nhà nghề cho những ai muốn mua rubi để làm của quý trongnhà hoặc ai có máu đi đãi đá rubi đó là rubi, có 6 cạnh hay 3 cạnh ánh sáng của nó baogiờ cũng gồm 2 tia: khi ta xoay viên rubi thì thấy tia phóng ra màu đỏ sậm còn 1 tia nữamàu đỏ nhạ ...