Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.53 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khi thế giới đón chào thiên niên kỉ thứ III và tổng kết sự phát triển của nền văn minh thế giới, có một điều được mọi người thừa nhận - đó là văn học Nga là thành tựu chủ yếu, cống hiến chủ yếu của nhân dân Nga vào sự phát triển của nền văn hóa thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học Khi thế giới đón chào thiên niên kỉ thứ III và tổng kết sự phát triển củanền văn minh thế giới, có một điều được mọi người thừa nhận - đó là vănhọc Nga là thành tựu chủ yếu, cống hiến chủ yếu của nhân dân Nga vào sựphát triển của nền văn hóa thế giới. Những đỉnh cao của nó là Puskin,Tjutchev, Lermontov, Nekrasov, Blok, nếu muốn nói về thơ ca; Gogol,Dostoevski, Tolstoi, Turgenev, Chekhov, Gorki... nếu muốn nói về văn xuôi,là chỗ dựa tinh thần chủ yếu của sự giác ngộ dân tộc của chúng ta. Thời buổi ngày nay cho thấy rõ rằng không thể nào nhận thức đượcnhững đỉnh cao tinh thần ấy chỉ bằng mĩ học, xã hội học hoặc kí hiệu học.Cách tiếp cận mới đối với việc lí giải di sản nghệ thuật của các thiên tài củavăn học Nga được hình thành hiện nay - đó trước hết là cách tiếp cận giátrị, cách tiếp cận sinh tồn, cách tiếp cận bản thể luận. Quan điểm lịch sử cụthể vẫn là nguyên tắc nghiên cứu chỉ đạo của chúng ta, nhưng nó còn chưađủ. Giá trị học với tư cách là lí thuyết về giá trị, trước hết là các giá trị tinhthần - đó chính là cái mới trong việc nhận thức khoa học hiện nay về di sảnvĩ đại của văn học Nga, di sản này đã bộc lộ đặc biệt rõ nét vào thời giangần đây. Có thể nảy ra một câu hỏi: thế nào là giá trị tinh thần? Nội dung nàođược đưa vào khái niệm đó? Để trả lời, tôi xin dẫn ra một con tính sơ đẳng được nêu lên trong mộtcuốn sách: chúng ta đem nhân tuổi thọ trung bình của đời người với sốngày trong một năm. Tỉ như 70 nhân với 365. Chúng ta sẽ có 25.500 ngày.Hai mươi nhăm nghìn ngày, tính trung bình, được ban cho mỗi người trongchúng ta để sống trên trái đất này! Còn nếu từ đó trừ đi thời thơ ấu và thờigià cỗi, và cả những năm anh đã sống qua - thì còn lại những gì? Một sốngày không đáng kể mà anh nhấm như hạt hướng dương. Vậy anh sống đểlàm gì? ý nghĩa sự tồn tại của anh là ở đâu? Vấn đề ý nghĩa của cuộc sống, vấn đề lí giải sự tồn tại - đó là vấn đềchủ yếu trong hệ thống giá trị tinh thần của con người và xã hội. Cũng nhưvấn đề lương tâm là vấn đề chủ yếu trong hệ thống giá trị đạo đức. Và cáinọ xác định cái kia: cái mà vì nó con người sống để làm gì trên trái đất nàycũng xác định nó sống như thế nào. Không một nền văn học nào trên thế giới lại đặt một cách gay gắt đếnthế những vấn đề ý nghĩa của cuộc sống con người và lương tâm, nhữngvấn đề tồn tại nói chung, như văn học Nga. Đã thế, thế kỉ XIX trước hết làmột thế kỉ chính trị, thế kỉ xã hội, thế kỉ thực chứng. Là thế kỉ khi mà tưtưởng tôn giáo ở một mức độ đáng kể nhường chỗ trong tâm trí con ngườicho tư tưởng xã hội, tư tưởng xã hội chủ nghĩa mà Dostoevski gọi là “tưtưởng vĩ đại” nhưng chưa đầy đủ vì sự tiến bộ về vật chất và khoa học lẫnsự ê hề về vật chất và sự bình đẳng xã hội chưa dẫn con người tới hạnhphúc. Trong tiểu thuyết Đầu xanh tuổi trẻ (Podrostor) của Dostoevski, nhânvật Versilov nói với một thiếu niên: “Tôi sẽ biết tất cả những khám phá củacác khoa học chính xác và qua đó tôi sẽ có được vô số những đồ dùng tiệnnghi. Bây giờ tôi ngồi trên nỉ, còn khi ấy tất cả chúng ta sẽ ngồi trên nhung,nhưng điều đó có nghĩa lí gì? Sẽ vẫn cứ còn lại câu hỏi: thế lúc ấy làm gì?Với tất cả tiện nghi và nhung lụa ấy, của đáng tội, sống để làm gì?...”. Vảlại, như các bạn đã hiểu, cuộc tranh cãi trong trường hợp này không phảichỉ với chủ nghĩa xã hội, mà còn với cả chủ nghĩa thực chứng, với chủnghĩa tiêu dùng, với nguy cơ nghèo nàn về mặt tinh thần. Theo sự nhận thức sâu sắc của F.M. Dostoevski, nếu không thấu hiểuđược Chúa thì nhân loại không thể trả lời được những câu hỏi cơ bản củasinh tồn, trước hết là câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống và do đó sẽ bị suy vongvề mặt đạo đức. Xin hãy nhớ cho: nếu không có Chúa, như thế nghĩa làkhông có thiên đường, nghĩa là cũng không có địa ngục, nghĩa là mọi cáiđều được tháo khoán! Ranh giới giữa cái thiện và cái ác bị thủ tiêu, và hậuquả cuối cùng là con người bị mất tính người - đó là lời cảnh báo nghiêmkhắc và cay đắng của Dostoevski cho tương lai. Tư tưởng nghiên cứu văn học hiện đại ở một quy mô đầy đủ đang suynghĩ về một điều cơ bản, thiết yếu sau đây mà trong nhiều năm chưa đượcđánh giá đúng mức và đôi khi bị khoa nghiên cứu văn học của chúng taxem thường: ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỉ XIX từng địnhđoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân ta trong thế kỉ XIX và XX. Gogol,Dostoevski, Tolstoi - không chỉ là những nhà văn cực lớn của nước Nga,chưa biết chừng cả nhân loại, mà còn là những nhà tư tưởng lớn nhất củanước Nga thế kỉ XIX, hơn nữa, những nhà tư tưởng tôn giáo, như khôngmột ai trên đời này, bị dằn vặt bởi những vấn đề tâm linh con người, nhữngvấn đề sinh tồn, mang tính chất bản thể luận. Bởi thế cho nên nếu thiếu những cách tiếp cận mang tính chất sinhtồn và tính chất giá trị, nếu thiếu sự nhận thức không chỉ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học Khi thế giới đón chào thiên niên kỉ thứ III và tổng kết sự phát triển củanền văn minh thế giới, có một điều được mọi người thừa nhận - đó là vănhọc Nga là thành tựu chủ yếu, cống hiến chủ yếu của nhân dân Nga vào sựphát triển của nền văn hóa thế giới. Những đỉnh cao của nó là Puskin,Tjutchev, Lermontov, Nekrasov, Blok, nếu muốn nói về thơ ca; Gogol,Dostoevski, Tolstoi, Turgenev, Chekhov, Gorki... nếu muốn nói về văn xuôi,là chỗ dựa tinh thần chủ yếu của sự giác ngộ dân tộc của chúng ta. Thời buổi ngày nay cho thấy rõ rằng không thể nào nhận thức đượcnhững đỉnh cao tinh thần ấy chỉ bằng mĩ học, xã hội học hoặc kí hiệu học.Cách tiếp cận mới đối với việc lí giải di sản nghệ thuật của các thiên tài củavăn học Nga được hình thành hiện nay - đó trước hết là cách tiếp cận giátrị, cách tiếp cận sinh tồn, cách tiếp cận bản thể luận. Quan điểm lịch sử cụthể vẫn là nguyên tắc nghiên cứu chỉ đạo của chúng ta, nhưng nó còn chưađủ. Giá trị học với tư cách là lí thuyết về giá trị, trước hết là các giá trị tinhthần - đó chính là cái mới trong việc nhận thức khoa học hiện nay về di sảnvĩ đại của văn học Nga, di sản này đã bộc lộ đặc biệt rõ nét vào thời giangần đây. Có thể nảy ra một câu hỏi: thế nào là giá trị tinh thần? Nội dung nàođược đưa vào khái niệm đó? Để trả lời, tôi xin dẫn ra một con tính sơ đẳng được nêu lên trong mộtcuốn sách: chúng ta đem nhân tuổi thọ trung bình của đời người với sốngày trong một năm. Tỉ như 70 nhân với 365. Chúng ta sẽ có 25.500 ngày.Hai mươi nhăm nghìn ngày, tính trung bình, được ban cho mỗi người trongchúng ta để sống trên trái đất này! Còn nếu từ đó trừ đi thời thơ ấu và thờigià cỗi, và cả những năm anh đã sống qua - thì còn lại những gì? Một sốngày không đáng kể mà anh nhấm như hạt hướng dương. Vậy anh sống đểlàm gì? ý nghĩa sự tồn tại của anh là ở đâu? Vấn đề ý nghĩa của cuộc sống, vấn đề lí giải sự tồn tại - đó là vấn đềchủ yếu trong hệ thống giá trị tinh thần của con người và xã hội. Cũng nhưvấn đề lương tâm là vấn đề chủ yếu trong hệ thống giá trị đạo đức. Và cáinọ xác định cái kia: cái mà vì nó con người sống để làm gì trên trái đất nàycũng xác định nó sống như thế nào. Không một nền văn học nào trên thế giới lại đặt một cách gay gắt đếnthế những vấn đề ý nghĩa của cuộc sống con người và lương tâm, nhữngvấn đề tồn tại nói chung, như văn học Nga. Đã thế, thế kỉ XIX trước hết làmột thế kỉ chính trị, thế kỉ xã hội, thế kỉ thực chứng. Là thế kỉ khi mà tưtưởng tôn giáo ở một mức độ đáng kể nhường chỗ trong tâm trí con ngườicho tư tưởng xã hội, tư tưởng xã hội chủ nghĩa mà Dostoevski gọi là “tưtưởng vĩ đại” nhưng chưa đầy đủ vì sự tiến bộ về vật chất và khoa học lẫnsự ê hề về vật chất và sự bình đẳng xã hội chưa dẫn con người tới hạnhphúc. Trong tiểu thuyết Đầu xanh tuổi trẻ (Podrostor) của Dostoevski, nhânvật Versilov nói với một thiếu niên: “Tôi sẽ biết tất cả những khám phá củacác khoa học chính xác và qua đó tôi sẽ có được vô số những đồ dùng tiệnnghi. Bây giờ tôi ngồi trên nỉ, còn khi ấy tất cả chúng ta sẽ ngồi trên nhung,nhưng điều đó có nghĩa lí gì? Sẽ vẫn cứ còn lại câu hỏi: thế lúc ấy làm gì?Với tất cả tiện nghi và nhung lụa ấy, của đáng tội, sống để làm gì?...”. Vảlại, như các bạn đã hiểu, cuộc tranh cãi trong trường hợp này không phảichỉ với chủ nghĩa xã hội, mà còn với cả chủ nghĩa thực chứng, với chủnghĩa tiêu dùng, với nguy cơ nghèo nàn về mặt tinh thần. Theo sự nhận thức sâu sắc của F.M. Dostoevski, nếu không thấu hiểuđược Chúa thì nhân loại không thể trả lời được những câu hỏi cơ bản củasinh tồn, trước hết là câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống và do đó sẽ bị suy vongvề mặt đạo đức. Xin hãy nhớ cho: nếu không có Chúa, như thế nghĩa làkhông có thiên đường, nghĩa là cũng không có địa ngục, nghĩa là mọi cáiđều được tháo khoán! Ranh giới giữa cái thiện và cái ác bị thủ tiêu, và hậuquả cuối cùng là con người bị mất tính người - đó là lời cảnh báo nghiêmkhắc và cay đắng của Dostoevski cho tương lai. Tư tưởng nghiên cứu văn học hiện đại ở một quy mô đầy đủ đang suynghĩ về một điều cơ bản, thiết yếu sau đây mà trong nhiều năm chưa đượcđánh giá đúng mức và đôi khi bị khoa nghiên cứu văn học của chúng taxem thường: ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỉ XIX từng địnhđoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân ta trong thế kỉ XIX và XX. Gogol,Dostoevski, Tolstoi - không chỉ là những nhà văn cực lớn của nước Nga,chưa biết chừng cả nhân loại, mà còn là những nhà tư tưởng lớn nhất củanước Nga thế kỉ XIX, hơn nữa, những nhà tư tưởng tôn giáo, như khôngmột ai trên đời này, bị dằn vặt bởi những vấn đề tâm linh con người, nhữngvấn đề sinh tồn, mang tính chất bản thể luận. Bởi thế cho nên nếu thiếu những cách tiếp cận mang tính chất sinhtồn và tính chất giá trị, nếu thiếu sự nhận thức không chỉ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 717 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 370 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0