Chúng ta là những con người có giáo dục nên biết thế nào là lễ phép. Chúng ta biết phải giới thiệu nhau ra sao, chào hỏi ra sao, nhường bước những ai, ngồi ăn ra sao... Những cái đó của cha mẹ dạy cho chúng ta từ hồi nhỏ. Có những cuốn sách chuyên môn chỉ tỉ mỉ các quy tắc xã giao nữa. Nhưng nói thực ra, mới chỉ học những quy tắc đó thôi thì chưa đủ, vì quan trọng nhất là phải thực hành cho thành thói quen. Phải làm sao phải phản ứng cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự lễ phép phải phát tự đáy lòng
Sự lễ phép phải phát tự đáy lòng
Chúng ta là những con người có giáo dục nên biết thế nào là lễ phép.
Chúng ta biết phải giới thiệu nhau ra sao, chào hỏi ra sao, nhường bước
những ai, ngồi ăn ra sao... Những cái đó của cha mẹ dạy cho chúng ta từ hồi
nhỏ. Có những cuốn sách chuyên môn chỉ tỉ mỉ các quy tắc xã giao nữa.
Nhưng nói thực ra, mới chỉ học những quy tắc đó thôi thì chưa đủ, vì
quan trọng nhất là phải thực hành cho thành thói quen. Phải làm sao phải
phản ứng cho nhanh như cái máy chứ không thể gặp mỗi trường hợp lại suy
nghĩ tự hỏi phải làm ra sao, đừng làm ra sao. Nếu được gia đình dạy dỗ cho
từ hồi nhỏ thì tốt hơn cả: thấy cha mẹ cư xử mà mình bắt chước, lâu rồi
thành được bản tính nhất nhì, tức một thói quen.
Triết gia Schopenhauer viết một ngụ ngôn để giảng quan niệm của
ông về sự lễ phép như sau: gặp một mùa đông lạnh quá, mấy con nhím phải
ngồi sát lại nhau cho ấm, nhưng lông con nọ đâm vào con kia, chúng lại phải
dang ra, dang ra thì lại thấy lạnh, chúng lại phải ngồi xích lại, và lần này
chúng kiếm được cách làm sao ngồi kề nhau mà lông không đâm nhau.
Schopenhauer cho sự xích lại gần nhau một cách vừa phải đó gọi là lễ
phép.
Loài người mà ráng có những cử chỉ, ngôn ngữ, vẻ nhìn ra sao cho
không mất lòng nhau, như vậy đã là quý rồi. Nếu ai cũng xích lại gần nhau
một cách vừa phải, ân cần, nhã nhặn với nhau thì mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn
nhiều rồi.
Nhưng Schopenhauer vốn ghét đời nên không thấy rằng thứ lễ phép
của những con nhím đó chưa đủ cho loài người.
Tôi biết một số người rất có gia giáo, có thể coi là lễ độ rất mực.
Không khi nào họ làm trái phép xã giao, nhưng lễ độ của hạng người lịch sự
đó sao mà lạnh nhạt thế. Họ tự cao tự đại, có thái độ cách biệt đối với người
khác. Sự lễ phép lạnh lùng đó trái hẳn với sự lễ phép chân thực, trái với tình
thương. Trong tiểu thuyết Thanh khí (Les affinitiés élective) của Goethe,
nàng Ottilic duyên dáng và hay suy tư, viết trong nhật kí câu này: Có một
sự lễ phép của lòng phát từ đáy lòng ra, nó gần với tình thương. Nhờ đó mà
cử chỉ của ta mới thật là tế nhị.
Nhưng thế nào là lễ phép phát tự đáy lòng?
Tôi thí dụ bà là một người phong lưu, lương khá cao. Một ông bạn
đồng sự của bà mời bà đi ăn nhà hàng mà bà biết ông ta lương ít, cần kiệm
lắm mới đủ tiêu. Bà phải xử sự ra sao bây giờ? Nếu thấy ông ta nghèo mà bà
kiếm lẽ này lẽ khác để từ chối thì ông ta sẽ phật lòng. Còn nếu như nhận thì
ngại ông ta sẽ phải nhịn chi tiêu trong vài ngày. Nếu nhận lời đi ăn rồi, mà
bà thu xếp, lén trả trước tiền ăn để ông ta không kịp trả, hoặc nếu bà cứ đòi
trả phần ăn của bà, thì bà làm cho lòng tự ái của ông ta còn thương tổn nhiều
hơn nữa vì ông ta là đàn ông. Tóm lại bà hành động cách nào thì cũng không
êm. Lúc đó bà không thể tin cậy vào những bài học xã giao của bà được.
Vậy thì phải làm sao? Tôi có thể gợi cho bà một cách nhã nhặn để thoát ngã
bí đó: bà cứ vui vẻ nhận lời, như vui vẻ đi dự một buổi tiệc nhỏ vậy, tới nhà
hàng đừng lựa món nào rẻ nhất (ông ta sẽ thấy rõ ý của bà mất), mà lựa
những món trung bình, rồi khen là ngon, cho ông ta có cảm tưởng rằng buổi
tiệc đó thật vui, ít lâu sau bà sẽ gửi cho ông ấy một chi phiếu mà giấu sao
cho ông ấy không đoán được người gửi là ai.
Ai dạy cho ta những quy tắc lễ độ đó? Không ai cả. Chính lòng ta
chỉ cho ta. Chính cái lễ phép gần với tình thương đó (cao gấp mấy thứ lễ
phép bất đắc dĩ của những con nhím trong ngụ ngôn của Schopenhauer) mà
Goethe gọi là thứ lễ phép của lòng.
Vì theo tôi biết thì loài người có những phương tiện mà loài nhím
không có, vì loài người có thể cụp những lông nhọn xuống, tức lòng đố kị,
ghen ghét, tham lam, kiêu căng, cáu kỉnh, nghĩa là có thể tự chủ được. Bỏ
những lông nhọn đó đi rồi thì con người hóa ra thân ái, nhã nhặn, ân cần,
kiên nhẫn.
Cách đây ít lâu tôi được mục kích một tai nạn lưu thông: hai chiếc xe
đụng nhau, hai người lái xe đều có lỗi cả, và tôi tưởng rằng họ sẽ đấu khẩu
dữ dội với nhau một hồi như chúng ta thường thấy. Nhưng lạ chưa, khi một
người nổi cơn lôi đình, bắt đầu quát tháo, văng tục, thì người kia tái mặt đi,
nhưng vẫn giữ vẻ nhã nhặn, ân hận, kiên nhẫn nghe, vừa nghe vừa nhìn
chăm chăm con người nóng nảy nọ. Đợi khi người này ngưng, ông ta mới ôn
tồn nói: Tôi thực ân hận đã làm hư chiếc xe của ông, lỗi đó không tha thứ
được.
Con người nóng tính kia hóa ra chưng hửng, không lớn tiếng nữa. Và
hai bên hòa giải với nhau. Tôi không biết ông lái xe cực kì bình tĩnh, hiếu
hòa đó là ai. Nhưng tôi biết rằng trong trường hợp như vậy thường thì người
lái xe nào dù có lỗi hay không cũng dễ dàng nổi quạu lên, mà ông ta lễ độ tới
mức thì không phải chỉ nhờ những nguyên tắc xã giao mà thôi đâu. Ông ta
phải tập lâu lắm mới tự chủ được, nhưng thứ nhất là do ông biết tôn trọng
nhân vị, mà sư tôn trọng đó phát từ thâm tâm của ông.
Ông không cho người kia là một ...