Danh mục

Sự lưu hành của Porcine circovirus type 2 (PCV2) trên lợn được nuôi tại một số trại thuộc các huyện phía bắc tỉnh Nghệ An

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.41 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tình hình nhiễm PCV2 trên đàn lợn được nuôi tại các trang trại thuộc các huyện phía bắc tỉnh Nghệ An bằng kỹ thuật Real time PCR. Tổng số 93 mẫu số bệnh phẩm thu được từ 6 xã thuộc 2 huyện Nam Đàn và Yên Thành. Trong đó mẫu thu từ xã Hoa Thành, huyện Yên Thành có tỷ lệ nhiễm PCV2 cao nhất (29,4%), tiếp đến là xã Phú Thành (Yên Thành) và xã Nam Anh (Nam Đàn) (25,0%).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự lưu hành của Porcine circovirus type 2 (PCV2) trên lợn được nuôi tại một số trại thuộc các huyện phía bắc tỉnh Nghệ AnTẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆPISSN 2588-1256Tập 2(1) - 2018SỰ LƯU HÀNH CỦA PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 (PCV2)TRÊN LỢN ĐƯỢC NUÔI TẠI MỘT SỐ TRẠI THUỘCCÁC HUYỆN PHÍA BẮC TỈNH NGHỆ ANPhạm Hoàng Sơn Hưng, Phan Vũ Hải, Nguyễn Xuân HoàTrường Đại học Nông lâm, Đại học HuếLiên hệ email: phamhoangsonhung@huaf.edu.vnTÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tình hình nhiễm PCV2 trên đàn lợn được nuôi tạicác trang trại thuộc các huyện phía bắc tỉnh Nghệ An bằng kỹ thuật Real time PCR. Tổng số 93 mẫu sốbệnh phẩm thu được từ 6 xã thuộc 2 huyện Nam Đàn và Yên Thành. Trong đó mẫu thu từ xã Hoa Thành,huyện Yên Thành có tỷ lệ nhiễm PCV2 cao nhất (29,4%), tiếp đến là xã Phú Thành (Yên Thành) và xãNam Anh (Nam Đàn) (25,0%). Tỷ lệ mẫu dương tính với PCV2 từ lợn không có dấu hiệu hô hấp điểnhình là 22,2% và tỷ lệ mẫu dương tính từ lợn có biểu hiện hô hấp điển hình là 25,0%. Mẫu thu từ dịchxoang miệng, huyết thanh và mẫu phủ tạng cho kết quả dương tính với PCV2 lần lượt là 23,7%; 22,7%;24,2%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để chẩn đoán bệnh do PCV2 gây ra trên lợn, ngoài việc sử dụngphương pháp lấy mẫu máu và phủ tạng thì phương pháp lấy mẫu dịch xoang miệng cũng là một phươngpháp hữu hiệu. Kết quả này sẽ rất có ý nghĩa trong các nghiên cứu tiếp theo về PCV2, giúp đề xuất biệnpháp phòng chống bệnh do PCV2 trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Nghệ An nói riêng và các tỉnh vùng BắcTrung bộ nói chung.Từ khóa: dịch xoang miệng, lợn, Nghệ An, PCR, Porcine circovirus type 2.Nhận bài: 15/12/2017Hoàn thành phản biện: 03/01/2018Chấp nhận bài: 16/01/20181. MỞ ĐẦUNgành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.Đặc biệt ngành chăn nuôi lợn đã có nhiều thay đổi đáng kể, đáp ứng nhu cầu thực phẩm củangười dân. Chăn nuôi lợn đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng và là một trong những ngànhnghề góp phần dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp. Cùng với sự phát triển khôngngừng của ngành chăn nuôi là sự gia tăng về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc. Ngoài nhữngdịch bệnh đã được nhiều nhà khoa học đề cập trong các nghiên cứu như bệnh tai xanh, lở mồmlong móng, hay cúm lợn và hiện đã có phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Bệnh mới nổi gâyra do Porcine circovirus (PCV) tuy không gây nên những đợt dịch lớn, nhưng nó lại từng bướcgây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi lợn, do tiêu tốn thức ăn cao, lợncòi cọc, chậm lớn (Cheung, 2004).PCV là virus thuộc họ Circoviridae, bao gồm Porcine circovirus type 1 (PCV1) vàPorcine circovirus type 2 (PCV2) (Weingartl, 2002). Năm 1971, PCV1 được tìm thấy nhưngđược xác định là không gây bệnh. Đến năm 1997, các nhà khoa học mới phân lập thành côngPCV2 từ một ổ dịch. Virus sau đó đã được cấy chuyển vào lợn sau cai sữa ở phòng thí nghiệmvà đã phát hiện một loạt các triệu chứng của bệnh được báo cáo lại như: gầy yếu, viêm da, cótriệu chứng hô hấp, dấu hiệu thần kinh, sưng hạch bạch huyết…(Puvanendiran và cs., 2011).469HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGYISSN 2588-1256Vol. 2(1) - 2018Trong các triệu chứng bệnh do PCV2 gây ra, thì hiện tượng gầy yếu ở lợn sau cai sữa đượccoi là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Khi mắc bệnh này,lợn bệnh có thể chỉ đạt trọng lượng khoảng 30 kg, trong khi lợn không mắc bệnh ở cùng lứatuổi có thể đạt 90 – 100 kg.Nguyễn Thị Thu Hồng và cs. (2006) cho biết PCV2 xuất hiện ở Việt Nam từ năm2000 với tỷ lệ nhiễm 38,97% và tăng dần đến 90,26% (năm 2005). Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs.(2012) đã xác định được sự lưu hành và genotype của PCV2 ở đàn lợn nuôi tại một số tỉnhmiền Bắc Việt Nam. Theo khảo sát của chúng tôi, trong thời gian từ tháng 03 đến tháng09/2014 lợn được nuôi tại các trại thuộc các huyện phía Bắc tỉnh Nghệ An có một số các triệuchứng về hô hấp rất điển hình như lợn gầy yếu, bỏ ăn, còi cọc, chậm lớn... Điều này làm chocác chủ chăn nuôi rất lo lắng và hoang mang. Nghiên cứu này nhằm xác định tình hình nhiễmPCV2 ở một số trại lợn thuộc 02 huyện Nam Đàn và Yên Thành, tỉnh Nghệ An, từ đó chuẩnhóa phương pháp lấy mẫu dịch xoang miệng trong việc chẩn đoán bệnh do PCV2 gây ra. Nộidung nghiên cứu được thực hiện thành công sẽ tạo ra nguồn giống virus phục vụ cho nhữngnghiên cứu sản xuất vacxin phòng bệnh do PVC2 gây ra trong tương lai.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứuMẫu bệnh phẩm: gồm mẫu huyết thanh, mẫu phủ tạng và mẫu dịch xoang miệng củalợn sau cai sữa, được nuôi tại một số trại lợn thuộc địa bàn huyện Nam Đàn và Yên Thành,tỉnh Nghệ An.Hoá chất dùng tách chiết DNA tổng số gồm: (1) dung dịch ly giải mẫu có chứa 27%sucrose; 15 mM trisodium citrate; 0,15 M NaCl, 1 mM ethylene diaminetetraacetic acid, 1%sodium dodecyl sulphate, 200 µg/mL proteinase K; (2) phenol-chloroform-isoamyl alcohol(25:24:1); (3) isopropyl; (4) cồn 70%; ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: