Danh mục

Sự phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 935.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích đưa ra những nhận định về cơ hội và thách thức mà các NHTM Việt Nam sẽ đối mặt khi AEC ra đời. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức giúp các NHTM Việt Nam tồn tại và đứng vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TS. Phan Thế Công1 ThS. Thiều Kim Cường2 ThS. Vũ Thị Bích Ngọc3 Tóm tắt Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang lại rất nhiều các cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Một số ngân hàng trong nước đã mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực, đánh dấu cơ hội phát triển của ngành ngân hàng. Ngược lại, ngày càng có nhiều ngân hàng từ các nước “đổ bộ” vào thị trường nước ta. Sự cạnh tranh tăng lên sẽ tạo sức ép để hệ thống ngân hàng Việt Nam tái cấu trúc mạnh mẽ, nhằm thích nghi với môi trường mới. Thách thức đối với các NHTM sẽ không hề nhỏ khi phải cạnh tranh với các ngân hàng có nền tảng tốt hơn trong khu vực. Bài viết tập trung phân tích đưa ra những nhận định về cơ hội và thách thức mà các NHTM Việt Nam sẽ đối mặt khi AEC ra đời. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức giúp các NHTM Việt Nam tồn tại và đứng vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Cơ hội và thách thức của NHTM. 1. Đặt vấn đề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 thành viên, trong đó có Việt Nam đã quyết tâm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) vào cuối năm 2015. AEC được thành lập nhằm mục đích tạo dựng một thị trường thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao để ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn 1 Trường Đại học Thương mại: Email: congpt@vcu.edu.vn 2 Trường Đại học Thủy lợi 3 Trường Học viện Hành chính Quốc gia 317 cầu. Các biện pháp chính là ASEAN sẽ xây dựng một thị trường thống nhất bao gồm: hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ. Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển các kỹ năng thích hợp. Các biện pháp này đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN. AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện tại của ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn. Xu hướng hội nhập sâu rộng này rõ ràng tạo ra những thuận lợi mang tính đột phá cho phát triển kinh tế các nước thành viên nhưng cũng ẩn chứa những thách thức không hề nhỏ, một trong những ngành chịu tác động rõ ràng, mạnh mẽ và có tính chất huyết mạch trong nền kinh tế chính là ngành ngân hàng, do vậy nhận diện những thuận lợi để tận dụng thời cơ cũng như chuẩn bị trước những hành trang cần thiết và dự đoán trước những thách thức để điều chỉnh là vấn đề quan trọng đặt ra cho các NHTM Việt Nam hiện nay. Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang lại rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Một số ngân hàng trong nước đã mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực, đánh dấu cơ hội phát triển của ngành ngân hàng. Ngược lại, ngày càng có nhiều ngân hàng từ các nước “đổ bộ” vào thị trường nước ta. Sự cạnh tranh tăng lên sẽ tạo sức ép để hệ thống ngân hàng Việt Nam tái cấu trúc mạnh mẽ, nhằm thích nghi với môi trường mới. Thách thức đối với các NHTM sẽ không hề nhỏ khi phải cạnh tranh với các ngân hàng có nền tảng tốt hơn trong khu vực. Bài viết tập trung phân tích đưa ra những nhận định về cơ hội và thách thức mà các NHTM Việt Nam sẽ đối mặt khi AEC ra đời. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức giúp các NHTM Việt Nam tồn tại và đứng vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2. Tóm tắt tiến trình gia nhập AEC của các NHTM Việt Nam Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 ở Thái Lan, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Cha-am/Hua Hin về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Roadmap) và thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế 318 ASEAN (AEC Blueprint) đến năm 2015 (ISEAS, 2009). Kế hoạch nói trên đã quy định cụ thể các biện pháp nhằm thực hiện bốn trụ cột của AEC gồm: Thứ nhất, một thị trường hàng hóa và cơ sở sản xuất thống nhất, thúc đẩy phát triển mạng lưới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung tâm sản xuất đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu; mang lại lợi ích cho các ngành được ưu tiên tham gia hội nhập, như nông nghiệp, hàng không, ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, ngành công nghiệp gỗ và các ngành dịch vụ khác. Thứ hai, một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, trên cơ sở ưu tiên sáu yếu tố chủ chốt, bao gồm: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống thuế và thương mại điện tử. ASEAN cam kết thúc đẩy cạnh tranh công bằng thông qua vi ...

Tài liệu được xem nhiều: