Danh mục

Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 80.89 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày một số khía cạnh chung của sự phát triển tâm lí trẻ em từ giác độ tâm lí học - giáo dục học. Dựa trên tư tưởng về sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua việc học và vai trò của giáo dục, tác giả đã giới thiệu một số quy luật phát triển tâm lí của trẻ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2013, Vol. 58, No. 8, pp. 14-22 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM VÀ CƠ HỘI TRONG XÃ HỘI HỌC TẬP Lê Minh Nguyệt Trường Đại học sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo trình bày một số khía cạnh chung của sự phát triển tâm lí trẻ em từ giác độ tâm lí học - giáo dục học. Dựa trên tư tưởng về sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua việc học và vai trò của giáo dục, tác giả đã giới thiệu một số quy luật phát triển tâm lí của trẻ. Những quy luật này là cơ sở để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. Đó là: quy luật về sự học, hiện thực hóa các tiềm năng của trẻ, sự quy định về xã hội trong sự phát triển và sự tương tác cũng như quy luật phát triển không đồng đều trong quá trình phát triển tâm lí. Các vấn đề hiện nay trong giáo dục và đời sống xã hội cũng được phân tích theo tiếp cận phát triển. Từ khóa: Tâm lí trẻ em, cơ hội, xã hội học tập.1. Mở đầu Gần như mặc định, nói tới xã hội học tập (XHHT), nhiều người nghĩ ngay đến việchướng tới một xã hội trong đó mọi người dân, chủ yếu là người lớn đều được học và họcsuốt đời, nhằm thích ứng với sự thay đổi không ngừng của khoa học và xã hội. Không phảingẫu nhiên, ngay từ năm 1949, tại Đan Mạch, người ta đã bàn đến giáo dục cho người lớnvà suốt từ đó đến nay hàng chục hội nghị Quốc tế về XHHT đều hướng đến chủ đề này.Đối với các nước phát triển, điều này là đương nhiên, vì ở đó, giáo dục cho trẻ em về cơbản đã đáp ứng được yêu cầu của “xã hội học tập cho trẻ em” cả về quy mô và chất lượng.Trong khi đó, sự phát triển và biến đổi nhanh chóng của kinh tế, khoa học và xã hội đặt rathách thức đối với người lớn: không học không thích ứng được với điều kiện sống và làmviệc trong xã hội biến đổi liên tục. Tuy nhiên, ở những nước chậm và đang phát triển, vấnđề được đến trường học tập của trẻ em vẫn là một mục tiêu phía trước. Vì vậy, ở các quốcgia này, xây dựng xã hội học tập, không chỉ hướng tới dành cho người lớn tuổi mà trướchết cần đảm bảo cho mọi trẻ em được đến trường và được phát triển mọi tiềm năng củamình.Ngày nhận bài: 1/12/2012. Ngày nhận đăng: 15/8/2013.Liên hệ: Lê Minh Nguyệt, e-mail: nguyet.daihocsupham@gmail.com14 Sự phát triển tâm lí trẻ em và cơ hội trong xã hội học tập Bài toán xây dựng một xã hội học tập cho trẻ em có hai nghiệm: thứ nhất: mọi trẻem đều được học, được đến trường và thứ hai: mọi trẻ em đều học được. Ở Việt nam, năm2000 đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập xong giáo dục tiểu học. Năm 2010 cả nướccũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Với thành tựu đó, chúng ta đã tạo ramột xã hội học tập cho trẻ em về quy mô và đặt nền móng cho học tập suốt đời ở các giaiđoạn lứa tuổi sau. Trên thực tế, những năm qua, chúng ta đã cố gắng đi tìm lời giải chocả hai vấn đề của một xã hội học tập cho trẻ em và đã thu được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên, do đặc điểm là đất nước đang chuyển đổi về kinh tế và quản lí xã hội, nên chấtlượng giáo dục cho trẻ em còn nhiều bất cập, những vấn đề cơ bản vẫn chưa có lời giảithực sự hợp lí và thỏa đáng. Bài viết này hướng đến góp phần làm sáng tỏ cơ sở để giảiquyết bài toán xây dựng xã hội học tập cho trẻ em, bằng cách chỉ ra những quy luật kháchquan của sự phát triển trẻ em và các giải pháp giáo dục phù hợp với quy luật phát triểncủa trẻ.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Trẻ em và quy luật phát triển của trẻ em trong xã hội hiện đại2.1.1. Quan niệm hiện đại về trẻ em Trải qua hàng ngàn năm, nhân loại vẫn tồn tại dai dẳng quan niệm “trẻ em là ngườilớn thu nhỏ” và đối xử với chúng như với người lớn (có thể đây chính là căn nguyêncủa cách hành xử lấy người lớn làm trung tâm, vẫn còn tồn tại phổ biến trong giáo dụctrẻ em ngày nay). Chỉ đến khi xuất hiện các tuyên ngôn nổi tiếng của nhà khai sángJ.J.Rousseau về trẻ em: trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ [13] và hàng loạt côngtrình sau đó nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em, thì quan niệm sai lầm trên mới dầnđược khắc phục. Ngày nay, trong giới khoa học và trong giáo dục tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng ítnhiều của cách nhìn trẻ em nặng về góc độ sinh học, bẩm sinh, di truyền hoặc thiên về sựtác động của môi trường sống, nhưng tư tưởng chủ đạo coi trẻ em là thực thể văn hóa, tựsinh ra chính bản thân mình bằng hoạt động và tương tác xã hội. Điều đó có nghĩa là trẻem là sản phẩm của sự tương tác giữa các tố chất của bản thân với sự tác động của các yếutố môi trường thông qua hoạt động và tương tác của chính các em. Dưới góc độ phát triển,trẻ em là sản phẩm thứ sinh, là sản phẩm do chính mình tạo ra.2.1.2. Các quy luật phát triển của trẻ em Quá trình phát triển của trẻ em hiện đại diễn ra theo nhiều quy luật, trong đó có cácquy luật phổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: