xã hội học phát sinh đầu tiên ở Pháp trong một hoàn cảnh xã hội có rất nhiều xáo trộn, biến đổi do các cuộc cách mạng tư sản tạo ra. Bên cạnh các cuộc cách mạng chính trị này còn có cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh cũng là tiền đề cho sự ra đời của xã hội học.Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc sự ra đời và phát triển của xã hội học, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự ra đời và phát triển của Xã hội họcMôn học Xã hội học đại cương GV. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh ĐH. Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------VẤN ĐỀ 1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC1.CÁC TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC1.1. Cuộc cách mạng chính trị - xã hội Pháp Các sự kiện chính trị quan trọng nhất góp phần làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tựxã hội và các thiết chế xã hội Châu Âu thế kỷ 18 là các cuộc cách mạng, nhất là đại cách mạngPháp năm 1789. Cuộc cách mạng này đã mở đầu cho thời kỳ tam rã của chế độ phong kiến, nhànước quân chủ và thay thế trật tự xã hội cũ bằng một trật tự xã hội mới với dự thống trị về kinh tếvà chính trị của giai cấp tư sản. Sự biến chuyển chính trị sâu sắc này làm cho các mối quan hệ xãhội đã có từ lâu đời trong xã hội phong kiến thay đổi một cách căn cơ, kéo theo sự thay đổi cácchuẩn mực giá trị, niềm tin trong đời sống xã hội. Các cuộc cách mạng cũng gây ra một sự xáo trộn trên mọi mặt trong đời sống xã hội Phápsuốt thế kỷ 19, cảnh loạn ly nội chiến kéo dài triền miên, trật tự xã hội trên bình diện ý thức và tổchức cũ đã bị xóa bỏ nhưng trật tự mới với các chuẩn mực của nó chưa được thiết lập một cách ổnđịnh. Trước tình hình này, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đương thời đã tìm cách giải thích,miêu ta các hiện tượng xã hội, tìm cách đưa ra những mô hình xã hội mới thay thế hoàn toàn xãhội cũ, thiết lập lại trật tự xã hội. Ngán ngẫm với cảnh hỗn độn, mất trật trự, đa số các triết giađương thời của Pháp không ủng hộ các cuộc cách mạng. Họ chủ trương dùng ánh sáng khoa họcvà lý trí để giải quyết các xung đột và xây dựng một xã hội mới chứ không nhất thiết phải tiếnhành các cuộc cách mạng đẫm máu như đang xảy ra. Trong bối cảnh đó August Comte đã phátminh ra một kho học mới đặt tên là “vậy lý xã hội” mà sau này ông đổi tên thành “Xã hội học”.Ông là người đầu tiên sử dụng khái niệm này để chỉ một môn khoa học xã hội xây dựng dựa trênthực nghiệm với mục đích nghiên cứu và giải quyết các vấn đề xã hội đương thời và sử dụng mônkhoa học này như một công cụ hữu hiệu nhằm thiết lập một hình thái xã hội mới. Như vậy xã hội học phát sinh đầu tiên ở Pháp trong một hoàn cảnh xã hội có rất nhiều xáotrộn, biến đổi do các cuộc cách mạng tư sản tạo ra. Bên cạnh các cuộc cách mạng chính trị nàycòn có cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh cũng là tiền đề cho sự ra đời của xã hội học.1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp Vào nửa thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh sau đó lan sang các nướckhác ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Cuộc cách mạng đã làm biến đổi đời sống xã hội nông nghiệp mộtcách sâu sắc, làm xuất hiện nhiều hiện tượng và vấn đề xã hội mới. Quá trình công nghiệp hóa đãđưa đến những thay đổi trên lĩnh vực kinh tế xã hội ở Châu Âu: Năm 1765 James Watt phát minhra máy hơi nước và sau đó là hàng loạt các phát minh ra máy móc thay thế sức lao động của con người và súc vật, chính điều này đã làm gia tăng sản lượng lên gấp hàng trăm lần. 1Môn học Xã hội học đại cương GV. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh ĐH. Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP.HCM------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cách nhà máy mọc lên một cách nhanh chóng thu hút lao động từ nông thôn, bỏ làng quê ruộng vườn và các nghề thủ công truyền thống trong phạm vi gia đình của họ để tới làm việc tập trung trong các khu công nghiệp, tạo ra các làn sóng di cư và đô thị hóa. Đây cũng là nguyên nhân hình thành giai cấo công nhân. Trước cuộc cách mạng công nghiệp, con người chỉ trồng trọt và thu lượm nguyên liệu nhưng chính nền kinh tế công nghiệp đã chuyển sang chế biến nguyên liệu thành các sản phẩm bán được và từ đó tạo ra các thị trường hàng hóa. Trong nền sản xuất công nghiệp đã xuất hiện và diễn ra quá trình chuyên môn hóa. Trong dây chuyền sản xuất, người lao động chỉ thực hiện một khâu nhỏ trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Công nghiệp hóa đã làm cho sản lượng tăng lên nhưng lại làm giảm mức độ kỷ năng của người lao động. Trong nền sản xuất công nghiệp, người công nhân đi vào nhà máy làm việc để có ...